Tâm tình của bạn Trần Đức Thọ về việc vẽ 6 chữ HS-TS-VN tại Nam Định

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
MP3 - 4.1 Mb

Thủy Tiên thực hiện http://radiochantroimoi.wordpress.com/chuong-trinh-phat-thanh/

Thuỷ Tiên: Đây là chương trình Thế Kỷ Của Chúng Ta, một diễn đàn dành riêng cho các bạn trẻ, Thủy Tiên thân chào các bạn đang nghe đài.

Các bạn thân mến, hôm nay Thủy Tiên có một người khách rất là đặc biệt, đó là bạn Trần Đức Thọ từ Nam Định, bạn Thọ là một người trong nhóm bạn trẻ đã tham gia chiến dịch vẽ các chữ HT.TS.VN, tức Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ở Nam Định vừa qua. Như chúng ta đã biết, các chữ này chỉ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Thủy Tiên không hiểu vì lý do gì mà một việc làm yêu nước như thế lại bị cấm đoán khiến các bạn trẻ phải bày tỏ lòng yêu nước của mình một cách lén lút trong lo âu, sợ hãi. Dù vậy nó cũng không ngăn nổi sự hưởng ứng của các bạn trẻ trong chiến dịch này, và hiện nay phong trào viết các chữ HS.TS.VN đang càng ngày càng lan rộng trên khắp nước. Sau đây, Thuỷ Tiên xin mời các bạn nghe tâm sự của bạn Trần Đức Thọ, một bạn trẻ đã tham gia vào chiến dịch này. Thủy Tiên xin chào bạn Thọ.

Trần Đức Thọ: Dạ em chào chị, em là Trần Đức Thọ, em sống ở Nam Định và em xin gửi lời chào đến các bạn đang nghe đài.

Thuỷ Tiên: Trước nhất, phải nói là Thủy Tiên rất cảm phục việc làm can đảm của các bạn. Xin Thọ cho biết lúc nào và do đâu mà Thọ biết đến phong trào này của các bạn trẻ?

Trần Đức Thọ: Dạ chúng em thường truy cập trên internet ạ, tức là trên các thông tin mạng, và em thấy được các chữ viết tắt HS.TS.VN là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng em cũng được xem nhiều tấm ảnh trên mạng. Vào giữa tháng 6, chúng em và các bạn đi chơi trong thành phố Nam Định, tình cờ chúng em nhìn thấy ở các tường và các nơi có vẽ chữ HS.TS.VN. Điều mà làm cho chúng em hôm đó không ngờ được là ở nơi chúng em sinh sống, tại thành phố Nam Định, cũng có nhiều người làm việc này, nên chúng em quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về phong trào này ạ.

Thuỷ Tiên: Vậy khi các bạn quyết định tham gia việc viết các biểu ngữ này thì các bạn có lo sợ những rủi ro có thể đến với các bạn hay không?

Trần Đức Thọ: Dạ, anh em chúng em lúc đầu cũng rất là lo sợ. Sợ vì nhiều lý do khác nhau, đầu tiên là sợ làm việc này rồi có ảnh hưởng đến những vấn đề sau này hay không, nhưng nhờ tình hình chúng em thảo luận và có tinh thần tập thể nên sự lo sợ không nhiều, và chúng em thấy rằng nhiều nơi các bạn trẻ đã làm được thì chúng em đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại không làm được. Nhất là việc làm này chỉ để bày tỏ lòng yêu nước. Nhiều lắm thì người ta chỉ phạt về cái tội vẽ bậy trên tường thôi. Từ ý tưởng đó, chúng em đã quyết định bắt tay vào vẽ 6 chữ HS.TS.VN ở Nam Định sau vài ngày đắn đo suy nghĩ và chúng em đã quyết định làm điều đó ạ.

Thuỷ Tiên: Thủy Tiên thấy là các bạn phải có nhiều can đảm và quyết tâm lắm mới làm được chuyện như vậy, Thúy Tiên rất là phục các bạn. Thọ có thể chia sẻ cho các bạn đang nghe đài là điều gì đã làm cho bạn có một quyết định rất táo bạo như thế?

Trần Đức Thọ: Dạ động lực thúc đẩy chúng em thì trước hết xuất phát từ cái nhận định về cái quyền và cái nghĩa vụ của mỗi người công dân đối với đất nước. Bước đầu sự yêu nước của mình là cái quyền cơ bản của mỗi con người, còn bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm không phải của riêng chúng em mà là của mỗi người.

Anh em trong nhóm chúng em đều là những người rất trẻ, trình độ chỉ là cơ bản thôi, tuy nhiên, những tin tức về việc Trung Quốc chiếm đất đai của nước ta, đặc biệt là hải đảo của Việt Nam, đang giam cầm và bắt giữ những người đi đánh cá ở Trường Sa, Hoàng Sa. Khi nhận được những tin tức như vậy, chúng em đều bức xúc, nhất là nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng có một truyền thống chống giặc ngoại xâm một cách kiên cường, nhưng sau này bị bá quyền Trung Quốc coi thường và lấn chiếm như vậy. Tuy bức xúc nhưng cả bọn chúng em đều không biết làm gì cả.

Khi chúng em thấy phong trào vẽ HS.TS.VN do nhiều bạn trẻ ở các nơi khởi động, thì chúng em cho rằng đây là một việc làm vừa đơn giản, vừa trút được những bức xúc của mình, và đây là một cơ hội để chúng em bày tỏ lòng yêu nước nồng nàn. Và chúng em tin chắc rằng trong mỗi người bạn trẻ Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Việc làm này đơn giản, và với suy nghĩ như vậy, chúng em đã hành động và có sự thúc đẩy chúng em tham gia phong trào này bởi vì chúng em là những người trẻ, không làm được gì nhiều cho đất nước, nhưng chúng em nghĩ rằng chúng em làm một việc nhỏ để góp nên phần lớn với tất cả mọi người. Và chúng em đã quyết định hành động như vậy ạ.

Các bạn trẻ đi cùng với chúng em, người nào cũng bức xúc bởi vì không biết cái chế độ này thế nào mà cái chữ viết trên tường họ xóa đi, trong khi các chữ khác thì họ không xóa.

Thuỷ Tiên: Vâng, dù việc tuy nhỏ nhưng đã nói lên được tiếng nói yêu nước của các bạn. Những ngày sau đó, Thủy Tiên chắc là bạn cũng đã đi qua, đi lại để nhìn thành tích của mình vài lần phải không? Và lúc đó thì bạn nghĩ gì?

Trần Đức Thọ: Khi bắt đầu thực hiện trong thành phố, cảm giác bản thân em lúc đó cũng hơi lo lắng vì sợ. Một phần là sợ bị bắt quả tang, một phần là sợ không làm được nhiều, sẽ rất xấu hổ với những anh em khác. Nói thật là trong mấy ngày anh em làm và trong tất cả mấy anh em ở đó, thì em là người hay non vía nhất, còn mấy anh em khác thì vô cùng gan lì, họ thích làm mấy cái việc mạo hiểm như thế này, cho nên chúng em đã đưa ra chỉ tiêu là xem cặp nào làm được nhiều nhất và cặp nào vẽ được vào vị trí gọi là “đắt giá” nhất, đẹp nhất. Vì vậy mặc dầu chúng em không ai nói ra nhưng đều quyết tâm thể hiện cái bản lĩnh đó.

Sau khi làm được một vài lần, sau khi chúng em vẽ được một vài vị trí thì cái cảm giác lo sợ dần dần nó cũng tan biến đi, thậm chí khi quen rồi thì chỗ nào cũng muốn viết hết, chỗ nào cũng muốn làm. Cái cảm giác thật là vui sướng khi mình được đi lại cái con đường mình đã vẽ, thấy được tờ rơi mà mình đã làm. Anh em bàn với nhau đi xem coi thử ai đã làm được nhiều, lúc đó, phải nói là sự sung sướng không thể kể hết được, chúng em người nào cũng thi nhau kể công trạng, kể lại quãng đường mình đã đi và vẽ được nhiều hay là viết được nhiều. Thật sự là rất tuyệt vời!

Thuỷ Tiên: Nghe vui quá các bạn hỉ! Làm việc chung trong một nhóm, lại còn có cả thi đua nữa, sợ thì sợ nhưng mà Thuỷ Tiên thấy chắc là vui lắm, nhất là khi mình làm việc đó vì một mục đích chung phải không?

Trần Đức Thọ: Dạ đúng vậy. Sau những ngày đó thì chúng em cũng chia nhau ra đi quan sát xem các nơi đã làm. Có nơi thì ngày hôm sau họ đã cho một số công an mặc thường phục đến xóa tức khắc mấy hàng chữ đó đi, có nơi thì hàng chữ HS.TS.VN vẫn tiếp tục tồn tại; chúng em nhận thấy hình như nó tùy thuộc vào mức độ quan tâm của công an phường ở đó. Điều đáng nói là chúng em thấy rất là buồn cười, không biết lý do gì mà chính quyền và công an lại sợ mấy chữ như thế.

Còn đối với người dân thì có một số biết được ý nghĩa của mấy chữ đó, nhưng có một số lại không biết. Điều mà chúng em cũng đã xác định được trước lúc hành động là có nên làm thêm công tác thông dịch hay không. Tức là chúng em chia nhau đến những chỗ đã viết và dò hỏi, tức giả vờ hỏi người dân xem họ có biết ý nghĩa của những chữ đó hay không, nhất là những chỗ như trường học, trước bệnh viện, và một số chỗ công cộng khác. Có một số chúng em gặp những người không biết thì chúng em cũng đã giải thích như sau: “Nghe nói đây là hành động của một số thanh niên yêu nước trước tình hình Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Mấy tháng nay Trung Quốc đã bắt dân đánh cá ở vùng biển và đánh đập dân”. Khi nghe chúng em nói như vậy thì một số người rất là ủng hộ chúng em. Họ không biết chúng em là ai cả, chỉ biết chúng em là những người đi bên cạnh nói như vậy thôi.

Nói chung khi biết như vậy thì thái độ của người dân là rất căm giận Trung Quốc. Họ nói là không nên tin vào chính quyền, cán bộ từ trung ương đến địa phương, thằng nào cũng như thằng nào, chỉ biết lo cái bụng thôi, và có một người dân họ bảo thật là khốn nạn cho cái chế độ này.

Thuỷ Tiên: Còn phản ứng của các bạn trẻ thì sao, nhất là những bạn bè của Thọ mà biết được việc làm này của Thọ?

Trần Đức Thọ: Dạ, một số bạn trẻ đi với chúng em đầu tiên thì chúng em chỉ có nhóm được 2 – 3 người, sau khi chúng em cho các bạn mà hay chơi với chúng em đọc một số tin tức trên mạng thì họ cũng có cùng cảm giác và rất muốn bày tỏ tình hiệp thông với chúng em, và họ cũng căm tức vì sau khi họ viết xong và đi qua rồi thì họ thấy công an đến để sơn hay làm các thủ tục khác, và làm những cái mà các bạn trẻ đi cùng với chúng em rất là bức xúc. Các bạn trẻ đi cùng với chúng em, người nào cũng bức xúc bởi vì không biết cái chế độ này thế nào mà cái chữ viết trên tường họ xóa đi, trong khi các chữ khác thì họ không xóa.

Thuỷ Tiên: Vâng, khi mà bạn viết các chữ đó lên tường, bạn có nghĩ là bạn đã phá hoại vẻ đẹp công cộng không?

Trần Đức Thọ: Quan điểm như vậy thì em nghĩ là đúng, nhưng ở Việt Nam hiện nay thì cái mà gọi là vẽ đẹp công cộng thì chỉ dành riêng cho những cơ quan quan trọng, ở những thành phố lớn là bề mặt đối với du khách nước ngoài thôi. Còn hầu hết các nơi khác, đặc biệt là thành phố Nam Định ở chỗ phố nhà em thì phố xá rất là cũ, vừa dơ vừa bẩn. Các vách tường công cộng đã từ lâu, mạnh ai nấy vẽ rồi, dán quảng cáo đầy tường. Ở Việt Nam, không chỉ là người dân vẽ và viết quảng cáo mà chính quyền các cấp đã xử dụng tường rào để viết lên đó những cái câu cổ động như là tuyên truyền chống đốt pháo vào dịp Tết, rồi Đại Hội Đảng, rồi hô hào vào các dịp, các chính sách như kế hoạch hóa gia đình. Họ vẽ lên đó rất là nhiều.

Do đó việc vẽ các chữ HS.TS.VN lên các vách tường thì chúng em chỉ mong muốn bày tỏ lòng yêu nước, không phải là một việc lớn lắm. Nhưng mà chúng em nghĩ cái vẽ đẹp của cả nước này đang bị những kẻ có chức, có quyền tàn phá một cách vô tội, thông qua những việc quy hoạch xây dựng các công trình, các vấn đề ô nhiễm môi trường rất là trầm trọng. Việc làm của chúng em cũng là bất đắc dĩ lắm, bởi nếu các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo chí cúa nhà nước mà không che dấu người dân, bởi vì chế độ họ đã che dấu tất cả thì chúng em phải làm, còn không làm thì chúng em thấy có cái gì đó vương vấn trong con người chúng em.

Thuỷ Tiên: Vâng, qua làn sóng này, bạn có muốn gửi lời kêu gọi đến các bạn trẻ đang nghe đài?

Trần Đức Thọ: Nói kêu gọi thì hơi quá lớn chị ạ. Chúng em chỉ muốn thông qua làn sóng này nói lên được cái tâm tư, cái nguyện vọng, cái tinh thần trách nhiệm với tiền đồ dân tộc Việt Nam. Như chúng em đã nói ở trên, chúng em chỉ là những thanh niên bình thường, học hành thấp, tuy nhiên đứng trước tình trạng bị xâm chiếm biển đảo bởi Trung Quốc thì chúng em thấy im lặng tức là đồng lõa với cái hành động bán nước của cầu vinh, của một số quan chức phản động. Vì vậy chúng em rất mong tuổi trẻ Việt Nam nói chung và hết thảy người dân hãy cùng nhau hành động để bảo vệ đất nước.

Hy vọng một việc làm nhỏ để có một sự thay đổi lớn, và chúng em nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam.

Các bạn trẻ ở Việt Nam, đặc biệt những người muốn cái phong trào viết các chữ HS.TS.VN được lan rộng thì xin các bạn góp ý hoặc có điều gì các bạn muốn trao đổi với chúng tôi thì xin các bạn gửi vào email chúng tôi là HS.TS.VN.1001@gmail.com. Em xin cảm ơn chị và cảm ơn quí vị.

Thuỷ Tiên: Các bạn thân mến, bạn Thọ vừa cho chúng ta biết về một phong trào trẻ đang nở rộ trong nước để phản ứng lại việc Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn có muốn tâm tình với Thủy Tiên hay bạn Thọ về vấn đề này, xin liên lạc về địa chỉ lienlac@radiochantroimoi.com.

Thủy Tiên xin chào tái ngộ và xin chúc các bạn một ngày thật vui.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…