Tâm tình từ Hà Nội gửi bác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tâm tình từ Hà Nội gửi bác Võ Hồng

Bác Võ Hồng kính mến,

Khi cháu viết cho bác những dòng này, là lúc bác đang trải qua những ngày tháng phải đối diện với lao tù tại Việt Nam. Có lẽ, không có nơi đâu như ở đất nước này, người ta lại có thể bị bắt giam vì kêu gọi công dân phải luôn cảnh giác trước hiểm họa xâm lược Trung Quốc. Bằng lời cầu nguyện nhỏ bé của mình, cháu hy vọng rằng, bác luôn giữ được bình an ở nơi đó.

Bác thân mến,

Cháu là một người trẻ được sinh ra, lớn lên và đang học tập tại Việt Nam, nhờ có Internet mà lớp trẻ như cháu được biết nhiều hơn về thực trạng đất nước mình. Cháu đã từng nghĩ đến việc sẽ rủ rê bạn bè lập thành nhóm để cùng nhau ủng hộ phong trào vẽ lên 6 chữ vàng HS – TS – VN – vì hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu. Nhưng thưa thật với bác rằng, cháu chưa đủ can đảm để làm được điều đó.

Kính thưa bác,

Khi được xem những hình ảnh đầu tiên của bác và những người bạn ở vườn hoa Lý Thái Tổ về buổi lên tiếng “Vì ngàn năm Thăng Long – Chống hiểm họa Bắc triều”, cháu thực sự đã rất xúc động. Đó không chỉ là thứ tình cảm bình thường, mà còn là sự ngưỡng mộ và kính phục tinh thần can đảm vì những ưu tư trăn trở của bác và mọi người.

Cháu cứ tự hỏi mình: “Làm sao bác và những người khác có thể từ bỏ sự an bình và đầy đủ vật chất ở nơi bác đang có cuộc sống yên ổn để trở về?”. Rồi cháu nhận ra rằng, cũng như chúng cháu, bác và những người Việt Nam ở khắp nơi trên trái đất này, đều có chung một thứ tình yêu thiêng liêng đối với nơi đã sinh ra mình. Cháu biết, bác có thể cất thứ tình yêu đó vào sâu trong lòng mình, rồi tiếp tục sống một cuộc đời hạnh phúc như bao người khác, nhưng bác đã không làm thế, bác lựa chọn cách dấn thân, không phải vì tương lai của mình, mà vì tương lai của lớp trẻ chúng cháu, và vì tương lai của cả một dân tộc. Vì thế, bác đã chọn cách trở về dù biết rằng có nhiều chông gai và trắc trở đang đợi mình. Cháu thực sự ngưỡng mộ bác vì điều này.

Bác biết không, khi đọc được bản tin thông báo về việc bác bị bắt giam. Cháu không thấy bất ngờ nhiều nữa, mà cháu cảm thấy buồn vô cùng. Làm sao việc mặc áo kêu gọi cảnh tỉnh trước hiểm họa Bắc triều lại có thể là tội danh được hả bác? Chỉ có một đất nước đến thời mạt vận, thì những người yêu nước mới bị tống giam. Cháu được biết, bác còn có gia đình và con cái, có lẽ con của bác cũng trạc tuổi cháu, và bạn ấy sẽ không bao giờ hiểu được rằng, vì sao người mẹ của mình, lại bị bắt chỉ vì yêu Tổ quốc.

Bác thân mến,

Không có điển tích hay bài học lịch sử nào, có thể đi vào lòng lớp trẻ, bằng chính tình yêu và sự hy sinh dành cho đất nước mình của những người mẹ. Thật lòng mình, cháu muốn được gửi đến bác, lời tri ân và cám ơn sâu sắc nhất vì bài học yêu nước mà bác đã viết. Hôm nay, bằng sự quả cảm của mình, bác và những người bạn của bác, đã tiếp thêm tinh thần cho cháu, cho những người trẻ như cháu, và chúng cháu có lẽ, đã hết sợ.

Trong khuôn khổ ngắn gọn của lá thư này, cháu xin được gửi đến bác lời chúc sức khỏe và bình an. Cháu tin rằng, nếu còn có liêm sỹ và tự trọng với nhân dân mình, thì những người đã bắt giữ bác, sẽ phải để bác trở về với gia đình trong thời gian sớm nhất. Nếu có dịp, nhất định cháu sẽ gặp bác, để được siết tay và ôm hôn bác, một người mẹ đã dạy cháu yêu quê hương mình hơn.

Thương mến bác nhiều.

Hương nguyễn

Hà Nội
15/10/2010

Nguồn: http://www.facebook.com/notes/freeh…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).