Tập Cận Bình hô hào Vạn Lý Trường Chinh

Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung. Ảnh Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1934, quân chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thắt chặt vòng vây tấn công quân Cộng Sản trong tỉnh Giang Tây (Jiangxi). Tưởng Giới Thạch có thể tiêu diệt mật khu Cộng Sản. Mao Trạch Đông, mới lên làm thủ lãnh, tìm đường tháo chạy về phía Nam rồi tiến qua phía Tây Bắc, vừa đánh vừa chạy, một năm sau thì đến Thiểm Tây lập chiến khu mới.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc thường ca ngợi thành tích Vạn Lý Trường Chinh. Cuộc nội chiến, trong đó Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch, kết thúc năm 1949 khi Mao thắng thế.

Tập Cận Bình mới đến đặt vòng hoa tại nơi Mao xuất phát cuộc trường chinh, thị trấn Vu Đô (Yudu, 雩 都), Giang Tây. Tại sao ông ta lại tới viếng địa điểm lịch sử này vào ngày Thứ Sáu tuần trước? Cuộc trường chinh bắt đầu vào Tháng Mười, 1934, bây giờ mới là Tháng Năm!

Có một lý do, là Tập Cận Bình muốn gửi một thông điệp về cuộc chiến tranh mậu dịch đang khởi sự!

Đây là chuyến du hành ở trong nước đầu tiên của Tập Cận Bình, hai tuần lễ sau khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump tuyên chiến bằng những biện pháp thuế quan mới đánh trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.

Ngày Thứ Hai, Tập Cận Bình đến thành phố Cống Châu (Ganzhou, 赣州), Giang Tây, đi thăm các công trường khai thác và nhà máy chế biến của công ty JL MAG Rare-Earth, một công ty sản xuất “đất hiếm” (rare-earth) lớn nhất thế giới. Hàng Trung Quốc chiếm 59% trong tổng số $155 triệu đất hiếm mà Mỹ nhập cảng năm ngoái.

Đặc biệt, người đi kè kè bên cạnh Tập Cận Bình trong chuyến đi lại là Phó Thủ Tướng Lưu Hạc (Liu He), sứ giả chính của Bắc Kinh trong các cuộc thương lượng mậu dịch. Mọi người đoán ra ý nghĩa bản thông điệp: Trung Cộng có thể sử dụng đất hiếm như một vũ khí trong cuộc chiến. Nếu Trung Quốc ngưng bán ngay tất cả số đất hiếm cung cấp cho Mỹ thì nhiều ngành công nghiệp ở nước Mỹ sẽ tê liệt! Các nhà báo hỏi thẳng điều này và phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng trả lững lờ: Hãy chờ đó, xem sao!

Bài diễn văn của Tập Cận Bình tại Vu Đô có thể đã chứa đựng một câu trả lời. Họ Tập tuyên bố, “Chúng ta đang bắt đầu một cuộc Vạn Lý Trường Chinh mới!” Trong khi đó, các mạng xã hội trong nước Tàu đang truyền nhau một bài hát về “Mậu Dịch Chiến!”

Bài hát “Mậu Dịch Chiến” do Triệu Lương Điền (趙良田) sáng tác, đặt lời theo điệu nhạc trong một phim về chiến tranh Trung Nhật, sản xuất năm 1969, kích thích lòng ái quốc của người dân Trung Hoa. Bài hát lập đi lập lại “Mậu dịch chiến! Mậu dịch chiến! Chúng ta không sợ những lời khiêu chiến! Chúng ta không sợ những lời khiêu chiến! Mậu dịch chiến phát sanh ở Thái Bình Dương!”

Nhiều công dân mạng ở Trung Quốc nói máu họ nóng lên khi nghe những câu hát này! Dân lục địa sẵn sàng tham dự cuộc Vạn Lý Trường Chinh mới!

Đất hiếm gồm 17 loại, thực ra không hiếm mà có rất nhiều trong đất, ở California, Trung Quốc, Nga, Australia, Brazil, Burundi, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhưng những nguyên liệu này trở thành hiếm hoi vì khai thác tốn kém. Phải lọc những kim loại đó ra khỏi những thứ khác trong đất, cần rất nhiều sức lao động, khiến giá thành cao quá, không có lời. Hơn nữa, việc khai thác đất hiếm gây hại cho môi trường sống, muốn giảm bớt cũng rất tốn kém.

Trước năm 1980, Mỹ là nước sản xuất nhiều “đất hiếm” nhất thế giới. Mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, California đóng cửa năm 2015 vì không có lời, hai năm sau bán cho một công ty Trung Quốc. Năm ngoái mỏ này hoạt động trở lại, nhưng chỉ lấy quặng đưa về nước Tàu tinh luyện.

Trung Quốc có mỏ đất hiếm tại Giang Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Phúc Kiến, Nội Mông Cổ, thường đã sản xuất 90% số đất hiếm. Năm ngoái xuống chỉ còn chiếm 71% trong số 170.000 tấn trên cả thế giới, sau khi Mỹ tăng số sản xuất.

Những kim loại hiếm này vẫn được dùng khi muốn làm kiếng có màu, chế biến các dụng cụ nam châm, nhưng gần đây được sử dụng trong kỹ nghệ điện tử và tin học. Phần cứng trong máy điện toán, điện thoại di động, máy laser, lò vi âm, chất bán dẫn, các động cơ điện… đều cần dùng. Các hệ thống quốc phòng như hỏa tiễn, tàu ngầm và phi cơ đều chứa những cơ phận điện tử cần đất hiếm.

Bắc Kinh đã sử dụng việc bán đất hiếm làm vũ khí ngoại giao. Năm 2010, tàu bè Trung Cộng và Nhật Bản đụng độ nhau tại vùng đảo Senkaku, Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh đã giảm bớt số lượng đất hiếm cần cho các xe chạy điện của công ty Toyota, hay pin điện của Matsushita Electric.

Với tỷ lệ cung cấp lớn cho số lượng đất hiếm dùng ở Mỹ, Trung Cộng có thể dùng thứ nguyên liệu này làm vũ khí trong cuộc “mậu dịch chiến” hay không?

Có thể, nếu Tập Cận Bình dám chịu đựng những đòn đáp lại.

Mỗi năm các công ty điện tử và viễn thông trong nước Tàu nhập cảng khoảng $200 tỷ chất bán dẫn từ các công ty Mỹ. Nếu không mua được các “chíp” từ Mỹ, các công ty ZTE hay Huawei ở bên Tàu sẽ tê liệt! Các thứ chíp sản xuất trong nước Tàu chưa đạt được tiêu chuẩn cao, chỉ dùng trong các hàng rẻ tiền. Intel, Broadcom, Qualcomm vẫn chiếm độc quyền thế giới về những loại chíp cần cho các mặt hàng tân tiến nhất!

Nhưng ông Tập Cận Bình vẫn cần phải kích thích lòng yêu nước trong dân chúng, cho nên ông kêu gọi sống lại tinh thần chiến đấu cho Vạn Lý Trường Chinh mới. Bắn tiếng đe dọa dùng vũ khí “đất hiếm” chỉ là một cách báo cho dân Trung Hoa thấy rằng nước họ có một thứ vũ khí có thể làm nền công nghiệp điện tử của Mỹ tê liệt. Không phải người dân Trung Hoa nào cũng biết các công ty của nước họ cũng có thể bị đánh sập không khác gì, nếu Mỹ phản công.

Kêu gọi Vạn Lý Trường Chinh cũng là một cách Tập Cận Bình báo tin cho Donald Trump biết Bắc Kinh… không vội vàng.

Trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra, phía Mỹ tỏ ra sốt ruột hơn Trung Cộng. Trả đũa các sắc thuế quan do Mỹ đánh ngay lập tức trên $200 tỷ mặt hàng, họ cũng đánh thuế trên $60 tỷ hàng Mỹ, nhưng lại nhẩn nha chờ tới đầu Tháng Sáu mới áp dụng.

Khi ông bộ trưởng Tài Chánh Mỹ nói rằng ông sắp qua Tàu nói chuyện thì phát ngôn viên ngoại giao Trung Cộng tỏ vẻ ngạc nhiên, không biết gì về chuyện đó cả. Tổng Thống Trump tuýt đi tuýt lại về “Bạn tốt” Tập Cận Bình nhưng chính họ Tập không nói một câu nào hết. Trong khi đó bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh hô hào dân chúng chấp nhận “hy sinh” sẵn sàng chịu đựng các cuộc tấn công của Mỹ.

Hiện nay Tập Cận Bình không có cách nào “ăn miếng trả miếng” với Donald Trump. Nhưng cuộc chiến tranh kéo dài thì bên nào chịu đựng được lâu hơn sẽ chiếm ưu thế. Đó là lý do họ Tập kêu gọi dân Tàu bắt đầu một cuộc Vạn Lý Trường Chinh mới!

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.