Tất Thành Cang thoát tội

Tất Thành Cang đưa tay biểu quyết trong một phiên họp của Hội Đồng Nhân Dân TP.HCM tháng 4/2019. Ảnh: VnExpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tất Thành Cang đệ tử ruột của Lê Thanh Hải, một cái tên quá quen thuộc trong vụ án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cang là người bị cáo buộc dùng quyền lực gây ra biết bao thảm cảnh cưỡng chế, giải toả, di dời làm tan nát hàng chục ngàn gia đình, biến họ thành Dân Oan mất đất, mất nhà.

Người ta chờ được thấy những kẻ thủ ác trong hàng ngũ cán bộ cộng sản Thành Hồ trả lời trước pháp luật. Nhưng việc “xử lý” cán bộ sai phạm trong vụ án này qua lời hứa của Bí Thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân, lại vừa có một kết quả bất ngờ.

Ngày 7 tháng Tám, Uỷ Ban Kiểm Tra thành uỷ TP.HCM sau một cuộc họp xem xét, thi hành kỷ luật của tổ chức đảng đã thông báo kết quả hình thức kỷ luật “phê bình” đối với 3 cán bộ đã từng giữ chức thành uỷ viên nhiệm kỳ 2015-2020.

Một trong 3 cán bộ tốt số này có Tất Thành Cang, cũng là phó bí thư thành uỷ từ năm 2015. Lý do đưa ra nói dù Tất Thành Cang có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, nhưng do nhiệm kỳ 2015-2020 đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên thành uỷ không làm gì được, đành phải… phê bình. Kết luận của thành uỷ, đúng là một chuyện quá tiếu lâm khiến thiên hạ phải… cười trong sự ngỡ ngàng.

Người ta tự hỏi, tại sao từ những năm 2015-2018 khi vụ án Thủ Thiêm trở thành ung nhọt bùng khắp xã hội từ sự tố cáo của Dân Oan, đến sự kiện được cho là mất tích của bản đồ quy hoạch gốc 1/5.000, chính quyền thành phố đã làm gì để giải quyết. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó có hăm he vào cuộc, đến Bí Thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân xuất hiện hứa trước người dân rằng, đến năm 2019 sẽ có kết luận toàn bộ vấn đề.

Nhưng đó chỉ là lời hứa cho qua chuyện theo kiểu nước đổ đầu vịt, mà người dân gọi là hứa lèo. Mãi đến nay gần cuối năm 2020, mới công bố kỷ luật tập thể 66 tên, nhưng có những tên trách nhiệm đầu sỏ trong vụ ăn đất Thủ Thiêm, như Tất Thành Cang được cho là “hết thời hiệu xử lý kỷ luật.” Nói như thế cho có vẻ áp dụng pháp luật nghiêm minh, nhưng thực ra bộ máy đảng và chính quyền Thành Hồ đã cố tình câu giờ cho đồng bọn thoát tội, trong đó có Tất Thành Cang.

Kết luận của Uỷ Ban Kiểm Tra thành uỷ Thành Hồ khiến Dân Oan thấy được bộ mặt thật của chính quyền, gian trá và bất chấp luật pháp. “Đối với người dân Thủ Thiêm chúng tôi chỉ còn lại sự khinh bỉ và không thể nào chấp nhận được chuyện này. Họ cho rằng những người khiếu nại là chúng tôi bị thế lực thù địch kích động xúi giục. Nhưng quyết định phê bình ông Tất Thành Cang càng kích thích tinh thần chiến đấu của chúng tôi hơn nữa. Đây là điều mà họ kích động chúng tôi phải đi khiếu nại, tố cáo tới cùng.” Đó là những lời chia sẻ tận đáy lòng của một dân oan Thủ Thiêm với Đài RFA – ông Cao Thăng Ca khi nghe bản án “phê bình” ban cho Tất Thành Cang.

Như vậy, vụ án cướp đất Thủ Thiêm coi như đã chìm xuồng. Trước đó tại hội nghị trung ương 9 tháng Mười Hai, 2018 Tất Thành Cang đã bị cách hết các chức vụ trong đảng nhưng còn giữ được thành uỷ viên. Do đó Cang được thành uỷ cho làm phó trưởng ban chỉ đạo công trình lịch sử Thành Hồ, an tâm ngồi chơi xơi nước hưởng lương. Trong khi đó Lê Thanh Hải con sâu chúa, người phải chịu trách nhiệm lớn nhất chỉ bị Nguyễn Phú Trọng lột chức bí thư thành uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 vào tháng Ba, 2020. Điều khôi hài hơn, Lê Thanh Hải vẫn được coi như là nguyên uỷ viên Bộ Chính Trị và bí thư thành Hồ nhiệm kỳ 2006-2010 trước đó.

Trong tập đoàn tham nhũng và tội ác Thành Hồ, khi nào Lê Thanh Hải còn sống thì đàn em Tất Thành Cang phải sống, Nên nay chỉ lãnh hình thức kỷ luật phê bình thì đối với Cang cũng chẳng ăn nhằm gì. Sắp tới đây, Tất Thành Cang sẽ về hưu và thế là anh ta hạ cánh an toàn như bao nhiêu quan tham khác của đảng.

Như vậy, vụ án Thủ Thiêm cuối cùng là một hài kịch do đảng dựng lên theo kiểu thùng rỗng kêu to, chỉ có nhân dân Thủ Thiêm là những người thấp cổ bé miệng phải lãnh đủ sự thiệt thòi. Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành một công trình thế kỷ của tập đoàn vô sản lưu manh Hai Nhựt – Ba Đua – Sáu Cang, câu kết với các công ty thân hữu bỏ túi hàng chục tỷ đô-la từ đất đai cướp được. 15.000 Dân Oan Thủ Thiêm mất đất, mất nhà khiếu nại ròng rã gần ¼ thể kỷ cũng bị đảng phủi tay làm ngơ. Thật đúng với biện luận của Lê-nin “chuyên chính vô sản là chính quyền không cần luật pháp!”

Giờ đây sẽ không ai ngạc nhiên với việc Tất Thành Cang thoát tội một cách ngoạn mục như vai diễn có hạng trên sân khấu hề. Đó là nhờ đảng Cộng Sản Việt Nam cố tình dàn dựng, che dấu để xoá tội cho đồng bọn. Nhưng những tội ác của chúng đối với người dân vẫn còn đó.

Rồi có ngày họ phải đền tội trước vành móng ngựa, khi quyền lực chuyển về phía quần chúng căm phẫn hôm nay!

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.