Tất Thành Cang và sự ủy nhiệm quyền lực!

Tất Thành Cang, cựu Phó Bí Thư Thường Trực Thành Ủy HCM, ra tòa hôm nay, 27/12/2021. Ảnh: FB Lê Thiếu Nhơn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, 27/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco. Bị cáo được quan tâm nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.

Sadeco là công ty con của IPC – một doanh nghiệp trực thuộc sở hữu của Thành ủy TP.HCM. Vì vậy, việc các lãnh đạo Sadeco nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tất Thành Cang để chuyển nhượng cổ phần Sadeco, đã gây thiệt hại hơn 1.103 tỷ đồng cho vốn Nhà nước.

Trước tòa, dĩ nhiên bị cáo Tất Thành Cang và 19 bị cáo khác sẽ có những lý do khác nhau để bào chữa cho sai phạm của họ. Thế nhưng, có một điều không thể không băn khoăn, chính là cơ chế giám sát quyền lực để ngăn chặn những kẻ lợi dụng nhiệm vụ được giao mà tự tung tự tác làm thất thoát công sản.

Giám sát quyền lực không thể trông mong vào dấu son trong bản kiểm điểm “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mỗi cá nhân hàng năm, mà còn phải tăng cường thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt công tác phê bình và tự phê bình đối với những cán bộ lãnh đạo, cần được đặt trong không khí phản biện nghiêm túc và tinh thần đấu tranh chống tiêu cực mạnh mẽ. Bởi lẽ, khi đã đạt được nấc thang danh vọng nhất định, con người thường nghiêng ngả giữa quyền và tiền, giữa danh và lợi.

Mỗi cán bộ được nhận trọng trách, nghĩa là đón nhận hai sự ủy nhiệm. Thứ nhất là ủy nhiệm về sự quản lý. Thứ hai là ủy nhiệm về sự gương mẫu. Để hai giá trị ấy không thể tách rời mà luôn tồn tại song song, thì không thể không đắn đo về sự ủy nhiệm quyền lực. Vì, sự quản lý và sự gương mẫu luôn chênh chao đối với những cán bộ lãnh đạo không có chuyên môn cụ thể.

Một lời phân bua mà những bị cáo xuất thân từ cán bộ phong trào như Tất Thành Cang rất hay đưa ra khi bị phanh phui sai phạm, là… quá tin vào ý kiến tham mưu của cấp dưới. Có thật không? Thật chứ, cán bộ phong trào vốn không có chuyên môn cụ thể nào, nên bên cạnh yếu tố kém tu dưỡng đạo đức thì yếu tố kém trình độ hiểu biết cũng gây vô số tai họa.

Chuyên môn không phải là cố vớt vát cái bằng đại học tại chức hay cố chạy chọt cái học vị tiến sĩ, mà là sự thành thạo trong một công việc đòi hỏi sự từng trải và sự am tường. Chuyên môn quân sự, chuyên môn an ninh, chuyên môn địa chính, chuyên môn thủy lợi… thậm chí chuyên môn khá mơ hồ trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam là chuyên môn báo chí, đều là cơ sở cho thái độ chuyên nghiệp trước cuộc sống.

Một lãnh đạo có chuyên môn ở lĩnh vực nào đó, thì họ cũng nhận thức rõ ràng về mức độ phức tạp ở những lĩnh vực khác. Nhờ vậy, họ sẽ cẩn trọng khi thẩm định và phê duyệt mọi chủ trương và quyết sách. Còn lãnh đạo không có chuyên môn cụ thể, cứ quen mồm hô khẩu hiệu thì thấy cái gì cũng đơn giản mà sinh ra ảo tưởng và vĩ cuồng. Hễ có chút lợi ích và được ton hót “anh Hai giỏi quá,” “anh Ba tài lắm” hoặc “anh Tư tuyệt vời” thì ký bừa, ký ẩu để ra oai và ban phát ơn huệ cho thân hữu bè cánh.

Cán bộ càng thăng tiến thần tốc càng ít điều kiện nâng cao năng lực, do phải dành nhiều thời gian cho họp hành, tiệc tùng, giao tế… Vì vậy, đã đến lúc phải tư duy khắt khe hơn về cơ chế ủy nhiệm quyền lực.

Không thể lạc quan tếu để nghĩ rằng, cán bộ phong trào xuất sắc thì có thể lãnh đạo văn hóa, điều hành kinh tế, đánh giá dự án, chỉ huy sản xuất… một cách căn cơ và bền vững.

Đắn đo đối tượng được ủy nhiệm quyền lực là cơ chế giám sát quyền lực ngay từ gốc rễ.

Nguồn: FB Lê Thiếu Nhơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.