Tham nhũng, an toàn thực phẩm, ô nhiễm: Quan ngại hàng đầu của người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lo lắng lớn nhất của người dân Việt Nam là an toàn thực phẩm, ô nhiễm và tham nhũng, theo một khảo sát mới nhất. Khảo sát này cũng cho thấy chính phủ chưa hành động đủ về những vấn đề này.

An toàn thực phẩm đứng đầu danh sách 13 mối quan ngại với 86% những người được vấn ý đề cập đến trong một nghiên cứu ý kiến công chúng do công ty nghiên cứu thị trường Indochina Research Vietnam Ltd thực hiện hồi cuối tháng Tư. Cùng nằm trong năm mối quan ngại hàng đầu là giáo dục và y tế. Những người thực hiện thăm dò gọi đây là điều ngạc nhiên và thú vị khi mà những kết quả này cũng giống hệt những quan ngại lớn nhất của người Việt trong cuộc thăm dò hai năm trước.

“Kết quả này cũng tương tự như hồi năm 2017 và cho thấy những vấn đề mà người dân quan tâm vẫn còn đó và chưa được giải quyết,” Indochina Research, vốn có trụ sở ở TP.HCM, nhận định.

Mặc dù những vấn đề này tồn tại qua nhiều năm, nhưng nếu xem xét kỹ hơn số liệu sẽ cho thấy có sự khác biệt theo giới tính, thu nhập và địa lý.

Ví dụ như vấn đề ô nhiễm, vốn nắm giữ vị trí thứ hai trên toàn bảng tổng sắp. Nhưng người dân ở Hà Nội lo lắng nhiều hơn với 82% người được vấn ý đề cập đến, so với 73% ở TP.HCM. Vị trí địa lý giải thích cho sự khác biệt này do thủ đô Hà Nội nằm gần hơn với các tỉnh miền Nam Trung Quốc vốn đông đúc các nhà máy sản xuất và điều này vẫn luôn tạo ra không khí bẩn nhiều hơn ở Hà Nội so với TP.HCM.

Tuy người dân trên cả nước xem không khí là nguy cơ ngày càng tăng. Người dân Việt Nam không thể chấp nhận việc các doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách làm ô nhiễm môi trường.

“Ô nhiễm đã từng được chấp nhận là hậu quả phụ của quá trình phát triển công nghiệp và được đề cập như là tiến bộ kinh tế,” tác giả Thu Vân viết trên một bài xã luận trên tờ Việt Nam News, cơ quan ngôn luận của chính phủ, và kêu gọi các quan chức chính phủ phải hành động. “Đã đến lúc họ phải xem ô nhiễm là cuộc khủng hoảng sức khỏe của công chúng.”

Tác giả bài báo cho rằng quốc gia Đông Nam Á này cần phải giảm số lượng xe hơi lưu thông trên đường, buộc các tài xế phải sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, trấn áp các xí nghiệp gây ô nhiễm và chuyển hướng ra khỏi các nhà máy nhiệt điện than.

Các câu phản hồi trong cuộc khảo sát của Indochina Research cũng khác biệt theo giới tính. Công ty này cho biết nữ giới có khuynh hướng bày tỏ quan ngại về quấy rối tình dục, y tế và an toàn thực phẩm nhiều hơn so với nam giới.

Kết quả đó cũng phù hợp với kết quả của một nghiên cứu hồi tháng 3 do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đồng tài trợ.

“Phụ nữ để ý đến những vấn đề tinh tế hơn,” bà Caterina Meloni, cố vấn về giới tính và hội nhập xã hội của dự án Green Invest Asia của USAID, nhận định. “Họ tìm kiếm những cách tốt nhất để chi tiêu thu nhập của họ để bảo vệ sức khỏe gia đình, sự bền vững của đất nước họ, và sự an lạc của cộng đồng.”

Nghiên cứu của Green Invest Asia cho thấy an toàn thực phẩm là một vấn đề lo lắng ở Việt Nam nhiều hơn ở Indonesia, Philippines hay Singapore.

“An toàn thực phẩm là quan ngại hàng đầu của phụ nữ ở Việt Nam, nơi phụ nữ sẵn sàng trả thêm một số tiền lên đến 30% mức giá cho những thực phẩm hữu cơ được chứng nhận là bền vững và tỷ lệ này cao hơn ở những quốc gia được khảo sát khác,” cơ quan này cho biết trong một thông cáo.

Người Việt hàng ngày lo lắng bởi vì họ không biết nguồn gốc thực phẩm của họ. Vấn đề này không chỉ không hề giảm bớt kể từ khi Indochina Research thực hiện cuộc khảo sát của họ hồi năm 2017 nhưng một số nguy cơ mới cũng xuất hiện. Bên cạnh khả năng bị ngộ độc thực phẩm, cho dù là ở tiệc cưới, ở các quán nhậu hay do dịch tả lợn vốn đã lan nhanh ở châu Á trong những tháng vừa qua, trong đó có Việt Nam.

Những quan ngại khác được nêu lên trong khảo sát ý kiến mới nhất của Indochina Research là tiếp cận nước sạch, hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, chất lượng báo chí, cạnh tranh bất bình đẳng và phân biệt giới tính.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.