Thầy cô, cha mẹ hay con buôn?

Ảnh chụp bài báo Dân Trí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một bộ phim tôi xem từ lâu, nếu tôi nhớ không nhầm thì tên của nó là “Ngôi nhà trong sương hồng,” đã khiến tôi day dứt suốt nhiều năm. Điều khiến tôi không thoát khỏi nỗi ám ảnh là tất cả các nhân vật trong phim đều hành động không sai về mặt lý, nhưng kết cục cuối cùng là một thảm họa cả về pháp lý và đạo đức.

Có lẽ bộ phim muốn gửi đến người xem thông điệp: Nếu sống với nhau chỉ thuần dựa vào lý trí, con người hoàn toàn vẫn có thể mù lòa và đưa tất cả xuống địa ngục.

Cái chết của thằng bé trong phim, lời gào lên của người cha: “Tôi không cần gì nữa, chỉ cần con tôi sống lại,” là tiếng gào thê thảm của tất cả cái nhân loại đang đánh mất dần sự sáng suốt của trái tim và để cho tình trạng nhân tính mỗi ngày một khô kiệt này.

Tôi rất ngại nhắc tới miếng ăn, bởi nó hàm chứa trong đó cả niềm hân hoan tận cùng, lẫn nỗi tủi nhục vô tận. Một hành xử có văn hóa với miếng ăn, là phải biết xóa đi khía cạnh gây tủi nhục của nó.

Với tôi, câu chuyện một cháu bé ngồi nhìn 31 bạn cháu cùng các cô vui vẻ ăn liên hoan chỉ vì mẹ cháu không đóng quỹ Phụ huynh, là thảm họa đáng sợ của văn hóa, của giáo dục và cao hơn nữa là của lương tâm con người. Bản thân việc tranh cãi đúng, sai của người lớn quanh mấy chục ngàn đồng, đặt cạnh sự tổn thương ghê gớm của một cháu bé 6 tuổi, cũng đã phản ánh về một sự suy đồi trầm trọng trong lối sống, lối nghĩ thực dụng hiện nay.

Cứ cho là không người lớn nào sai trong câu chuyện này, nhưng nếu chỉ bám vào ý nghĩ như vậy để yên trí với việc làm của mình, để tự giải thoát khỏi ánh mắt của cháu bé, thì các vị là ai? Là cha mẹ, là thầy cô hay là những con buôn?

Có cả trăm ngàn cách hành xử mang tinh thần sư phạm, tinh thần yêu thương cao cả mà một người thầy, một bậc cha mẹ thực sự có thể đưa ra không cần quá một tích tắc suy nghĩ, nhưng các vị đã lựa chọn duy nhất cách hành xử phản sư phạm, phản con người.

Cái tích tắc phát sáng từ bản năng thiên lương là tối quan trọng và là hạt minh châu của tâm hồn con người vì nó vượt qua mọi tính toán đúng sai của lý trí. Nó không thể kết tinh được khi chỉ còn lại thứ duy nhất là tiền làm chuẩn mực cho mọi hành động, mặc dù không ai có thể sống, làm việc mà không có tiền! Cái nghịch lý, cái thực trạng nhọc nhằn đó, những người tham gia vào nền giáo dục phải vượt qua, như một sứ mệnh. Bằng không, xin xóa bỏ danh xưng người thầy.

Hành hạ tinh thần, (thậm chí không khác gì làm nhục), một cháu bé chỉ vì một việc làm cứ cho là vô lý của người lớn, phải gọi đúng bản chất của nó là sự độc ác. Những gì tốt đẹp các vị dày công nhét vào đầu, vào tâm hồn đứa trẻ có thể thành công cốc, có thể mang đến kết quả ngược lại: biến nó thành một kẻ lạnh lùng, thù hận, chỉ bằng việc làm cằn cỗi ấy.

Không ai xét xử quý vị nhưng tôi nói thật, có nhiều hành vi thà bị xét xử, bị trừng phạt lương tâm còn đỡ nặng nề hơn. Giáo dục cũng chính là để con người thấm thía điều đó, từ tấm bé.

Nguồn: FB Lao Ta

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.