Thấy gì qua biểu tình Bình Thuận?

Lực lượng Cảnh sát cơ động và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018. Ảnh: VietBF
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc biểu tình chưa phải là qui mô, rầm rộ, thậm chí là vô tổ chức, nhưng nhà cầm quyền với đầy đủ hệ thống công an, quân đội, hành chính của một tỉnh trong tay mà thất thủ trước nhân dân là một chuyện hết sức tệ hại. Sự tệ hại không nằm ở chỗ thất thủ hay càn quét dẹp sạch cuộc biểu tình của nhân dân. Mà vấn đề cho thấy cho đến thời điểm hiện nay, một bộ phận không nhỏ các đảng viên Cộng sản có chức sắc, đứng đầu một địa phương, một tỉnh thành đã chính thức đẩy nhân dân về phía thù địch. Và điều này cũng cho thấy bộ phận không nhỏ này đã chính thức giở thói tráo trở, coi thường dân tộc, coi thường quốc gia, và trên hết là coi thường đảng Cộng sản.

Vì sao tôi lại nói bộ phận không nhỏ đảng quyền cấp địa phương này lại coi thường đảng Cộng sản? Bởi điều dễ thấy nhất là họ đẩy đảng Cộng sản vào tình thế thù địch với nhân dân và thay vì chọn nhân dân để phát triển, họ đã bỏ qua nhân dân trong một lựa chọn hết sức mơ hồ, thậm chí có nguy cơ mất nước.

Ở vấn đề xa rời và đẩy nhân dân vào chỗ thù địch, xin nói thêm, đảng Cộng sản hình thành, sinh trưởng, nảy nở trong lòng nhân dân, từ chén cơm, bát gạo cứu tế cho đến bát gạo nuôi quân, sự hi sinh, chia sẻ, cống hiến và dung dưỡng của nhân dân… Có ngày hôm nay, đảng Cộng sản hoàn toàn là “của nhân dân”, nhưng có “do nhân dân, vì nhân dân” hay không thì nên coi lại!

Ngay cả một công ty bảo hiểm của Anh, Prudential, khi bước qua Việt Nam kinh doanh, làm ăn, câu slogan của họ chọn là “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Và cũng nhờ cái tinh thần cũng như hình thức luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu này mà Prudential tồn tại gần 20 năm nay tại Việt Nam một cách mạnh mẽ trong lúc có hàng chục công ty bảo hiểm khác đã rớt đài trên đất nước này mặc dù lợi tức khách hàng của họ còn cao hơn cả Prudential.

Nói như vậy để thấy rằng muốn tồn tại ở Việt Nam, tồn tại với một dân tộc nhiều trắc ẩn, cần được lắng nghe, cần được thấu hiểu và cần được chia sẻ, bất cứ tập đoàn chính trị hay kinh tế nào cũng phải hiểu thấu cái nhu cầu cần lắng nghe, cần thấu hiểu của người dân Việt Nam. Bởi với một đất nước trải qua nhiều binh biến, thăng trầm, khó khăn, đau khổ, mất mát, thứ cần nhất của người dân vẫn phải là lắng nghe, thấu hiểu.

Người dân có thể nhịn ăn, nhịn mặc, chịu lạnh để chia sẻ cho những ai biết lắng nghe, biết thấu hiểu mình. Bằng chứng là những năm đảng Cộng sản, đảng Lao Động còn yếu ớt manh nha hình thành, người dân đã cưu mang, vun vén cho họ trưởng thành. Nếu không có bát cơm, củ sắn, củ khoai của nhân dân thì chắc gì có đảng Cộng sản ngày hôm nay. Và sở dĩ nhân dân tin yêu người Cộng sản (từ trứng nước) lúc đó bởi vì họ thể hiện được cái tôn chỉ “của dân, do dân và vì dân” của họ.

Và những ngày 30 tháng 4 năm 1975, ai đã đón mừng anh bộ đội cụ Hồ vào Sài Gòn nếu không phải là nhân dân?! Nhưng rồi cho đến hiện tại, ai đã đốt phá, đập bỏ, đánh lãnh đạo phải thương tích đi cấp cứu ngoài nhân dân? Vì sao lại ra nông nỗi như vậy?

Bởi một lý do đơn giản, người Cộng sản chỉ tồn tại với câu cửa miệng là “của dân, do dân và vì dân” nhưng bản chất phản bội nhân dân, coi thường nhân dân, hách dịch, cửa quyền, thậm chí hống hách, mất dạy với nhân dân dường như ngày càng lộ rõ, không cần giấu diếm hay che đậy.

Miệng thì luôn nói mình là “đầy tớ nhân dân, phục vụ nhân dân…” nhưng hành vi của họ thì đi ngược hoàn toàn. Cung cách của từ một cán bộ quèn cấp thôn, cấp xã cho đến cấp huyện, cấp tỉnh đều coi dân như cỏ rác, xem mình là cha mẹ của nhân dân chứ chưa bao giờ tỏ ra mình “phục vụ nhân dân”. Cái mà họ nói là “phục vụ nhân dân”, thực ra là họ đang ngồi mát xơi bát vàng, đang ngồi tréo cẳng ngỗng trên cơ quan công quyền và nhìn nhân dân bằng nửa con mắt, mỗi khi nhân dân cần ký đấm thủ tục hành chính thì phải bỏ phong bì, phải năn nỉ, xuống giọng ỉ ôi để họ “chiếu cố, nhiệt tình” làm giúp! Mà trong khi đó, tất cả những việc đó lẽ ra họ phải làm nhanh, làm gọn đúng trách vụ của họ!

Thử nghĩ, họ sống dựa vào thứ gì? Đồng lương của họ nhận hằng ngày do đâu mà có? Và họ đối xử như thế nào với nhân dân? Và trên hết, cung cách đối xử của họ với nhân dân là một đòn trực tiếp đánh vào uy tín của đảng Cộng sản, thậm chí không ai khác, chính những đảng viên Cộng sản đang cố tình bôi tro trét trấu, cố tình lật đổ nền móng của đảng Cộng sản.

Và bằng chứng rõ nét nhất của công cuộc “đả đảo Cộng sản” của các đảng viên Cộng sản chính là tình trạng nhân dân nổi dậy không còn suy nghĩ đúng sai ở Bình Thuận hôm 11 tháng 6 năm 2018. Ở đây, nhân dân đốt tài sản công cũng là đốt mồ hôi, nước mắt còng lưng đóng thuế của mình. Nhưng vì tức giận, phẫn uất nên nhân dân không còn phân biệt đúng – sai mà chỉ cần biết đập, phá, đốt… cho thỏa dạ. Bởi họ đã đốt gì? Họ đốt những chiếc xe mà các quan chức hằng ngày ngồi chễm chệ trên đó, họ đốt những chiếc xe đã chở cảnh sát đi đàn áp họ.

Vá đáng sợ nhất là nhân dân đã không còn biết nương tay khi đánh ông chủ tịch huyện trọng thương phải đi cấp cứu, đập chiếc xe ông này nát không còn gì nát hơn. Cũng là con người với nhau, ngoài ra còn tình đồng hương, tình dân với đảng, sao người dân lại ra tay ác như vậy?

Bởi vì thái độ của ông chủ tịch huyện này, đã quá lâu, ông ta không còn xem nhân dân là nước, đảng viên là cá nữa mà ông ta xem nhân dân như cỏ rác. Khi nhân dân biểu tình thì ông đứng chống nạnh, chỉ chỏ, hù dọa nhân dân… Thái độ vô lễ đối với nhân dân ông ta đã trả giá. Nhưng uy tín của một cán bộ, một lãnh đạo Cộng sản trước nhân dân khi nhân dân cần nói lên nguyện vọng của mình thì mất mãi mãi. Không ai khác, chính thái độ hống hách, cửa quyền, vô lễ với nhân dân và đối đầu với nhân dân thay vì đối thoại, lắng nghe nhân dân của ông chủ tịch đã làm cho sự việc trở nên căng thẳng, bạo động, thậm chí bạo loạn.

Hình ảnh những chiếc xe công bị đốt trơ khung sắt, hình ảnh nhân dân nổi giận, đập phá không thương tiếc hay hình ảnh một Đoàn Văn Vươn cài bình gas thành bom tự chế để chống chọi với lực lượng 113, rồi nhân dân Dương Nội bắt cảnh sát cơ động… Cuối cùng thả họ ra, không mảy may làm tổn hại đến một cọng tóc của họ cho dù trước đó không lâu, chính họ dùng bình xịt hơi cay hay dùi cui mà hành động với nhân dân. Điều này cho thấy nhân dân mãi mãi là cha, là mẹ của bất kỳ thể chế chính trị nào, nhân dân luôn bao dung và dễ tha thứ. Mọi khuất tất hay nóng giận của nhân dân đều có nguyên nhân của nó và khi giải quyết ổn thỏa thì sự nóng giận sẽ chuyển sang cảm thông và tha thứ.

Và ngay bây giờ, điều mà ông Nguyễn Phú Trọng cũng như Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam cần xem lại chính là thái độ của các đảng viên, của tập thể đảng đối với nhân dân ra sao? Đảng có lắng nghe và thấu hiểu nhân dân chưa? Và liệu dùi cui, súng ống, vũ khí, bạo lực, bưng bít thông tin hay độc đoán giáo dục có thực sự giúp cho đảng Cộng sản khống chế, kìm kẹp và cai trị được nhân dân.

Đảng cũng nên tự hỏi lại là sự tồn tại của Cộng sản trên dải đất hình chữ S này là cai trị/thống trị hay là lãnh đạo/ phục vụ. Bởi nếu cai trị, thống trị thì cứ tiếp tục kìm kẹp, tiếp tục đàn áp, tiếp tục chặn đứng các biểu lộ tình cảm hay nguyện vọng của nhân dân bằng dùi cui, súng ống và bạo lực. Ngược lại, nếu tồn tại đúng sứ mệnh lãnh đạo thì bắt buộc phải lắng nghe nhân dân, tôn trọng nhân dân và phải mở rộng thông tin, mở rộng văn hóa, mở rộng cả thể chế để tránh tình trạng “tức nước vỡ bờ” trong nhân dân.

Mọi chuyện tuy hơi muộn màng nhưng vẫn chưa phải là không cứu được! Bởi hơn bao giờ hết, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhìn thấy rằng chỉ riêng cuộc đấu đá nội bộ chính trị không thôi cũng làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng Cộng sản cỡ nào, huống gì bây giờ, các thuộc cấp của ông vẫn tiếp tục bày trận và tạo cừu thù với nhân dân để đi đến kết cục đảng và nhân dân nằm ở hai chiến tuyến. Và ông cũng đừng quên rằng trừ ngân hàng nhà nước là đảng có thể giữ bằng cách để nó ở lại Việt Nam hay đưa nó ra nước ngoài, còn lại, công an nhân dân, quân đội nhân dân, mọi thứ đều dễ dàng gắn với chữ Nhân Dân và cũng đều có thể trở về với nhân dân một cách tự nhiên như chính tên gọi của nó!

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.