Thêm Giả Tạo Trong Lễ Khai Mạc Thế Vận Được Tiết Lộ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Stephen Hutcheon, SMH 15/8/08,
Khưu Bình lược dịch

JPEG - 52.5 kb
Các trẻ em đại diện cho 55 sắc dân ở Trung Quốc đang rước quốc kỳ vào trong lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh. Hình Reuters

Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh trưng bày ra nhiều tiết mục như pháo bông giả, một cô bé ca sĩ giả hát nhép theo giọng hát của một bé gái khác và bây giờ lại lòi ra chuyện các trẻ em xuất hiện trong những bộ trang phục cổ truyền đại diện cho 55 nhóm sắc dân thiểu số ở Trung Hoa cũng giả tạo nốt.

Báo The Wall Street Journal hôm nay đã trích dẫn lời của một viên chức nhà nước cho biết rằng những trẻ em này là các diễn viên của Ðoàn Nghệ thuật Thiếu nhi Ngân hà, một đoàn nghệ thuật chỉ bao gồm những em được thu nhận từ gốc Hán tộc đa số.

“Tôi đoán là họ nghĩ đám trẻ có vẻ nhìn rất tự nhiên và đẹp”, bà Yuan Zhifeng, phụ tá giám đốc đoàn, cho tờ báo biết như vậy.

Người Trung hoa gốc Hán chiếm 92 phần trăm dân số, với 55 nhóm sắc tộc thiểu số khác, hoặc dân tộc như họ được gọi, chiếm phần còn lại.

Các em được đưa ra trong buổi lễ hoành tráng hôm Thứ Sáu tuần trước, mặc các trang phục cổ truyền đồng nhất với sắc dân mà các em thuộc về, chẳng hạn như, sắc dân thiểu số Tây tạng, sắc dân thiểu số Mông cổ, sắc dân thiểu số Kazakh, vân vân.

Trải qua nhiều năm với các cuộc hôn nhân khác chủng tộc, nhiều sắc dân đã mất hẳn bản sắc đặc thù dân tộc khi hoà nhập vào cùng người Hán đa số.

Nhưng có vài nhóm, như người Nga thiểu số ở vùng tây bắc Trung Quốc, được phân biệt rõ ràng với màu da trắng và tóc vàng.

Trung Quốc thường đưa đẩy các nhóm sắc dân thiểu số mặc trang phục cổ truyền ra, để làm như vẻ là có sự đoàn kết và hoà thuận giữa các dân tộc với nhau.

Như đã được báo chí tường thuật trước đây, vài cảnh pháo bông trình chiếu trực tiếp trên truyền hình trong buổi lễ khai mạc đã được thu sẵn bằng máy điện toán vẽ ra nhiều ngày trước đó.

JPEG - 77.7 kb
Lâm Diệu Khả “hát nhép” theo tiếng hát của Dương Bái Nghi.

Cũng được tiết lộ là cô bé ngọt ngào 9 tuổi được thấy hát bài “Ca ngợi Tổ quốc” làm rung động lòng người trong lễ khai mạc –giống như cô bé Nikki Webster của Thế vận hội Sydney– thật ra là chỉ chép miệng theo lời ca.

Thêm nữa, cô bé đó thậm chí cũng không phải hát nhép theo giọng hát của mình. Giới thẩm quyền sau đó đã thú nhận là em Lin Miaoke được lưạ chọn làm khuôn mặt trình diễn thay cho em Yang Peiyi, là một cô bé có giọng hát thiên thần, nhưng với hàm răng đang mọc của một đứa trẻ 7 tuổi.

****

More ceremony fakes unearthed

Stephen Hutcheon | August 15, 2008 – 12:08PM

The Olympic opening ceremony featured faked fireworks, a fake singer who lip synced to another girl’s voice and now it appears that the children appearing in costumes representing China’s 55 minority groups were also fakes.

The Wall Street Journal today quoting an official saying that the children were were performers at the Galaxy Children’s Art Troupe, an artistic group which only comprises children drawn from the dominant Han nationality.

“I assume they think the kids were very natural looking and nice,” Ms Yuan Zhifeng, the deputy director of the troupe, told the newspaper.

Han Chinese constitute about 92 per cent of the population with the 55 other ethnic groups, or nationalities as they are called, making up the rest.

The children were wheeled out during last Friday’s extravaganza dressed in costumes which identified them as belonging to, for instance, the Tibetan minority, the Mongol minority, the Kazakh minority and so on.

After years of inter-marriage, many of the minority groups have lost blended in with the Han majority, watering down their distinctive regional identities.

However, some groups, like the Russian minority found in China’s north-west, are clearly distinguishable by their fair skin and fair hair.

China often trundles out minority groups in costumes to represent the unity of the nation and the harmony among the various nationalities.

It was earlier reported that some of the fireworks shown on the live broadcast of the opening ceremony were digitally enhanced shots taken days earlier.

It was also revealed that the sweet nine-year-old shown singing a stirring rendition of “Ode to the Motherland” at the opening ceremony – a la Nikki Webster at the Sydney Olympics – was in fact only mouthing the words.

Moreover, she wasn’t even lip syncing to her own voice. Authorities later admitted that Lin Miaoke was just chosen to be the public face of Yang Peiyi, the girl with the voice of an angel, but with the teeth of a developing seven-year-old.

The Sydney Morning Herald

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…