Thị trường bằng giả, Cộng Sản đã tạo ra nó như thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bằng thật để làm gì”? Khi người ta chỉ cần cái bằng làm cái như là mác cho oách để hợp thức hóa một vị trí được cơ cấu mà chẳng cần gì đến chuyên môn thì cần chi bằng thật? Để có bằng thật thì phải tốn công tốn sức học hành vất vả. Mà nói thật, để học cho được cái bằng thật thì đâu phải học 4 năm đại học mà được đâu? Để có bằng thật thì 12 năm phổ thông anh cũng phải học thật chứ? Ôi! Để có cái bằng thật sao mà vất vả quá. Với vị trí không cần chuyên môn thì cần gì đến bằng thật?

“Hồng” nghĩa là người có lý lịch đỏ (tức con ông cháu cha), “Chuyên” là những người có chuyên môn giỏi. Vậy câu hỏi đặt ra là nơi nào cần “Hồng”, nơi nào cần đến “Chuyên”? Thực tế, những doanh nghiệp tư nhân, nơi đang làm ra của cải cho xã hội thì họ cần chuyên để công ty phát triển chứ không cần hồng làm gì cả. Nhưng với bộ máy chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam thì lại khác, họ cần “Hồng” để bảo vệ chế độ chứ còn những đứa chuyên hay làm họ lòi cái dốt họ không thích.

Trong nhóm hạt giống đỏ, nguồn nhân lực dự phòng cho chế độ thể chia làm 2 loại: Loại học được và loại học hành không ra gì. Những hạt giống mà vừa học hành giỏi vừa đỗ đạt cao thì được gọi là là “vừa Hồng vừa Chuyên”, loại này chiếm số ít. Còn lại loại học hành không ra gì nhưng nhờ phù phép của bố mẹ cũng có được bằng cấp thì chiếm số đông. Nhu cầu học giả bằng thật lớn thì tất những trường như Đại Học Đông Đô ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường thôi.

Một chế độ chính trị chuộng Hồng hơn Chuyên thì ắt nó sinh ra nạn nhu cầu bằng giả rất lớn và một xã hội háo danh lên ngôi. Vậy nên chuyện trường lớp chạy theo thành tích mà vớt điểm cho học sinh nó trở nên phổ biến. Câu hỏi đặt ra là, với giáo dục Việt Nam hiện nay thì trong 10 người tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) thì có bao nhiêu người có đủ kiến thức nền tảng để vào đại học? Không biết! Vì giáo dục Việt Nam chưa có có cuộc đại phẫu nào để phát hiện ra điều đó.

Lấy Campuchia ra làm ví dụ, vì Campuchia có 14 năm dưới chế độ cộng sản Heng Samrin cũng rập khuôn kiểu Việt Nam, và sau đó là 20 năm dưới thời Quân Chủ Lập Hiến cũng chưa hề cải cách giáo dục. Như vậy có thể nói giáo dục Campuchia từ năm 2013 trở về trước, nó mang dáng dấp gần giống với nền giáo dục Việt Nam. Năm 2014, Bộ Trưởng Giáo Dục Hang Chuon Naron đã làm một cuộc đại phẩu thuật nền giáo dục Campuchi. Và kết quả, tỉ lệ tốt nghiệp rơi từ 83% xuống còn 26%. Nghĩa là trong cái giáo dục giả tạo chạy theo thành tích xưa nay ấy, cứ 3 người tốt nghiệp thì có đến 2 người là không đạt trình độ nền tảng để vào đại học.

Đấy là kết quả đại phẫu giáo dục của Campuchia, nó là một trường hợp tham khảo cho chất lượng giáo dục Việt Nam.

Quay trở lại câu chuyện giáo dục Việt Nam, chúng ta thấy trong tỷ lệ trên 90% đậu tốt nghiệp PTTH mỗi năm thì có lẽ trong số đó những người không đạt kiến thức nền tảng để vào đại học không phải là ít. Với những người có bằng mà không có chữ nhưng muốn có bằng cấp cao hơn để được cơ cấu thì điều gì xảy ra? Mua bằng hoặc chọn học những trường đại loại như Đại Học Đông Đô để không học mà vẫn có bằng thật.

Có cầu thì ắt có cung. Từ nền giáo dục phổ thông kiểu thả nổi như bao năm nay thì ắt những con người không có chữ mà muốn có bằng tràn lan. Chính vì vậy nó tạo nên một xã hội chuộng bằng cấp, một chính quyền chuộng bằng cấp và những thế hệ quan chức háo danh xuất hiện.

Người dân thấp cổ bé họng, thân cô thế cô đôi khi có bằng thật trên tay còn thất nghiệp chứ huống hồ chi bằng giả? Tuy nhiên bằng giả với quan chức thì rất có giá trị, họ cần bằng giả để đủ điều kiện được cơ cấu nên nhu cầu bằng giả trong giới quan chức là rất lớn. Chính nó tạo nên một thị trường bán bằng một cách có hệ thống và tinh vi như ngày nay.

Với quan chức, họ không chuộng loại bằng giả mà thiếu hồ sơ gốc, họ có tiền và cần bằng để tiến thân nên họ chọn mua loại bằng giả có hồ sơ gốc đàng hoàng, tức là loại bằng do trường nào đó cấp mà không cần phải bỏ công sức ra học. Mua bằng, không đâu xa, ngay trong chính bộ máy chính quyền cộng sản là nhiều nhất. Một chính quyền lưu manh thì cần gì những người có chữ thật sự ngồi vào đấy?!

Đỗ Ngà

Tham khảo:

https://southeastasiaglobe.com/hang-chuon-naron/

https://dantri.com.vn/…/nhieu-tinh-thanh-ty-le-do-tot…

https://www.tienphong.vn/…/55-nguoi-da-su-dung-bang-gia…

https://zingnews.vn/hang-loat-can-bo-dung-bang-gia…

https://laodong.vn/…/hang-loat-can-bo-bi-lua-mua-bang…

https://plo.vn/…/nhung-ai-da-duoc-cap-bang-gia-o-dai…

https://thanhnien.vn/…/mua-bang-cua-truong-dai-hoc-dong…

Nguồn: FB Van Nga Do

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.