Thiên Tai – Trách Trời Hay Trách Người?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiên tai khốc liệt

GIF - 43.8 kb

Đến 17h chiều 9/8/2008, trận mưa lũ lớn nhất hàng chục năm qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã cướp đi 69 sinh mạng, 36 người mất tích. Hàng chục nghìn nhà dân bị chìm trong biển nước. Con số thiệt hại vẫn chưa dừng lại, bởi trời đang mưa rất to, nước lũ tại Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ lên nhanh. (VnExpress.net ngày 9/8/2008)

Đến 17h chiều ngày 10/8/2008, tổng số người thiệt mạng do mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ đã tăng lên con số 143 người chết và mất tích và 31 người khác bị thương. Số người thiệt mạng tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. (Lao Động ngày 10/8/2008)

Trong lúc tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp tại miền Bắc, vào chiều tối qua (11.8), áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài biển đã tiến gần bờ biển và chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Thái Bình – Thanh Hoá khoảng 180km về phía đông. Trong lúc tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp tại miền Bắc, vào chiều tối qua (11.8), áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài biển đã tiến gần bờ biển và chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Thái Bình – Thanh Hoá khoảng 180km về phía đông. (Lao Động ngày 12/8/2008)

Đằng sau những con số thống kê khô cứng, lạnh lùng là biết bao gia đình tan cửa nát nhà, là đau thương khi người thân không còn, là đối mặt với ngày mai đói khổ khi tài sản chắt chiu dành dụm cả đời giờ chỉ còn hai bàn tay trắng. Vậy mà, ở một nơi khác không xa vùng lũ đang hoành hành dữ tợn, người dân vẫn vô tư tàn phá thiên nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lũ dữ tung hoành.

Trách Trời hay trách người?

JPEG - 57.2 kb

Cũng theo Lao Động ngày 8/8/2008, người xứ Lạng đang “tận diệt” cây tai ngựa, một loại cây rừng phổ biến tại địa phương có bộ rễ bám rất chắc, rất sâu vào lòng đất nên không cây gì cản lũ, giữ đất tốt bằng rừng cây tai ngựa. “Lâu nay, cây tai ngựa vẫn được bà con đẵn về làm củi, thảng hoặc có người xếp nó vào một vị thuốc chữa đau lưng hay ngứa ngáy gì đó”

“”Lâm tặc” đi rất sâu vào các cánh rừng, leo lên tận khu du lịch Mẫu Sơn để tìm cách cắt tai ngựa, khi tai ngựa tràn về các xưởng cưa của “đại gia” (chế biến rồi xuất biên), nó chỉ là cành và thân cây trơ trụi. Một chân lý đau đớn: Muốn tận diệt một loài cây gì đó ở núi rừng xứ Lạng, thì tốt nhất, bạn hãy bỏ tiền ra thu mua với giá thật cao”.

“Su mạ (tai ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như trong vòng khoảng một năm nay, không có chiến dịch thu mua “tàn nhẫn”, quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, thì đúng là người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ… phá rừng thật sự”.

Tác giả bài báo lặp đi lặp lại những câu “Người ta thu mua về bên kia biên giới”, “người phía bên kia biên giới”, “người ta”… để ám chỉ người anh em “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà không viết thẳng rằng “bên kia biên giới”, “người ta” đó là nước Trung Quốc, người Trung Quốc đang “lấy tiền đè người” để người Việt tự mình “tận diệt” chính mình.

JPEG - 21.1 kb

Lúc trước, tôi đã từng nghe người lớn ở quê tôi nói với nhau rằng: Trung Quốc họ thu mua sừng trâu, móng trâu để Việt Nam giết hết trâu thì họ bán máy cày, Trung Quốc mua rắn, mua mèo (thiên địch của chuột) của Việt Nam để sau đó bán bả chuột, bẫy chuột cho người Việt. Tôi còn tận mắt chứng kiến hàng đống tiền Việt Nam đồng giả xuất xứ từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam phá hoại nền kinh tế Việt Nam, Tòa án Việt Nam chỉ kết án những kẻ buôn tiền giả là người Việt, nhưng tôi không hề nghe thấy phía Việt Nam truy đến tận những cái hang ổ đã sản xuất ra thứ tiền giả ấy đưa ra Tòa xử bao giờ.

Giờ người Trung Quốc lại “xuất chiêu” mua thu hết bùng bay, mạy thé, tai ngựa. “Muốn tìm hạt giống các loài cây không hiểu người ta mua để làm gì kia, cán bộ cơ sở cũng đành bó tay! Đó là một thảm hoạ sinh thái, một bài toán “rợn người” ở góc độ bảo tồn đa dạng sinh học. Rồi đây, loài cây, loài con nào sẽ tiếp tục bị những người kiếm tiền bằng mọi nhẽ của chúng ta “chém giết” cho… tận diệt?”

Tôi phát hiện ra một “chân lý” còn đau đớn hơn cái chân lý của ai đó vừa nêu ở phần trên là phóng viên “lề phải” chỉ có quyền ca ngợi đích danh Olympic Bắc Kinh, còn kẻ nham hiểm, tàn ác đang âm mưu ám hại đồng bào mình, hủy diệt đất nước mình muốn chỉ đích danh cho đồng bào mình biết cũng chả dám nói thẳng tên, phải né tránh, vòng vo. Tôi không phải là “phóng viên lề phải” mà là một “Nhà Báo Tự Do” nên tôi Tự Do gào to lên rằng: Cái bọn “bên kia biên giới”, cái “người ta” ấy, kẻ đang muốn tận diệt người Việt Nam, hủy diệt đất nước Việt Nam là người Trung Quốc, là nhà cầm quyền Trung Quốc. Chúng chả thương yêu, hữu nghị cái quái gì đối với người Việt cả, đồng bào đừng lầm tin bọn chúng.

Trong bài báo không thấy bóng dáng cơ quan chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh Lạng Sơn hay cấp Trưng ương vào cuộc quyết liệt ngăn chặn nạn phá rừng, chỉ thấy chính quyền cấp xã bơ vơ, bất lực trước thảm họa người dân địa phương vì cái lợi nhỏ trước mắt mà đang hồ hởi tiếp tay ngoại bang hủy diệt chính đất nước mình.

Tạ Phong Tần
Công Lý và Sự Thật’s Blog

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.