Thời Sự

Ông Phạm Minh Chính "khảo sát" tận nơi dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (Tisco 2), một dự án ngàn tỷ đắp chiếu suốt 15 năm nay. Ảnh: Vietnamplus

Ông Phạm Minh Chính ‘xót ruột’ khi đến thăm dự án Gang Thép Thái Nguyên

Ngày 31 tháng Bảy vừa qua, khi Thủ Tướng Phạm Minh Chính đến thăm dự án này, báo chí trong nước đã dùng hai nhóm từ “xót ruột” tức đau ruột và “sốt ruột” tức lo âu để diễn tả tâm tư của ông Chính khi đứng trước một đống sắt rỉ sét. Đống sắt gần như bị bỏ hoang ấy mang tên một dự án mở rộng của nhà máy Gang Thép Thái Nguyên mà suốt 15 năm qua nhà nước đã chi ra khoảng 4.400 tỷ đồng nhưng chưa mang lại 1 đồng lợi nhuận.

Phối cảnh dự án Sungroup 58 Tây Hồ. Ảnh: Sungroupland

Nhà hát Opera Hà Nội và phép thử của chính sách cướp đất mới của các tập đoàn Tư Bản Đỏ

Không đâu trên mảnh đất hình chữ S này người dân sẽ được yên ổn nếu như nơi đó là một mảnh đất có giá trị lớn, có tài nguyên hay vị trí đặc biệt nào đó có thể mang lại nhiều lợi ích cho giới cầm quyền. Và bây giờ không phải ở đâu xa xôi, ngay ở Hà Nội, sẽ có một xu hướng đầu tư bất động sản của giới siêu giàu, đám Tư Bản Đỏ với chóp bu chính trị sẽ biến thủ đô “lương tri và phẩm giá con người” trở thành thành phố của dân oan trong tương lai không xa.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp nhau trong chuyến thăm đảo quốc của bà Pelosi ngày 3/8/2022. Ảnh: Marketplace.org

Hai Bà Đầm Thép dạy Trung Cộng bài học dũng cảm

Bất chấp những đe dọa và tập trận vũ bão quanh Đài Loan của Trung Cộng, bà Pelosi vẫn đi, và Tổng Thống Thái Anh Văn cùng người dân Đài Loan vẫn tưng bừng tiếp đón bà như một ngôi sao nhạc rock. Tòa nhà cao nhất của đảo quốc, Đài Bắc 101, đã lóe lên một thông điệp chào mừng bà Pelosi cùng biểu hiện “Đài Loan yêu USA” khi bà hạ cánh xuống thủ đô Taipei. Hình ảnh chào đón bà đã xuất hiện khắp nơi – ngoài đường phố và trên màn ảnh TV cũng như Internet.

Quang cảnh lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường Đại Học Kinh Tế hôm 29/7/2022 tại Hà Nội. Ảnh: Báo Người Lao Động

Tự Trị Đại Học

Trước sự kiện một số người đăng hình và lên tiếng phê phán vụ Đại Học Kinh Tế làm lễ tốt nghiệp thì 3 ngày sau, ban lãnh đạo Đại Học Hà Nội (cơ quan đứng trên Đại Học Kinh Tế) gởi công văn đến hiệu trưởng trường này chỉ thị phải báo cáo tình hình bằng văn thư. Đồng thời còn yêu cầu hiệu trưởng phải rà soát và điều chỉnh lễ phục, trang phục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sau này.

Đây là một mệnh lệnh hoàn toàn đi ngược lại quyền tự trị đại học của các trường, nơi có nhu cầu mở rộng sự sáng tạo và sáng kiến.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ Tổng Thư Ký Diễn Đàn các Đảo Quốc Thái Bình Dương (PIF), ông Henry Puna, tại Suva, Fiji hôm 29/5/2022. Ảnh: Zhang Yongxing/ Tân Hoa Xã via Getty Images

Cú hích Thái Bình Dương của Trung Quốc đang phản tác dụng

Cuối tháng Năm năm nay, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du 10 ngày, đến 8 nước Nam Thái Bình Dương để giành được sự đồng tình về “Tầm nhìn phát triển chung của Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương,” một thỏa thuận an ninh và phát triển đa phương sâu rộng, sẽ cho phép Bắc Kinh hiện diện thường trực tại khu vực này. Nhưng cuối cùng, các ngoại trưởng các quốc đảo Thái Bình Dương đã bác bỏ các đề nghị của Trung Quốc, và họ Vương trở về Bắc Kinh tay trắng.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Bản án Tịnh Thất Bồng Lai là chuyện “thích nhật từ và Bò”

Các nhà quan sát tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam cho rằng ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã bị chính quyền gán ghép cho một tội danh phi lý chỉ vì chính quyền muốn “triệt tiêu” một tổ chức đang thực hành quyền tự do tôn giáo.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Bản chất lật lọng của Bắc Kinh đối với gia đình Rajapaksa: Bài học cho các nhà lãnh đạo thân TQ

Việc Trung Quốc bỏ rơi Tổng Thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa được xem là bài học cho các nhà lãnh đạo thân Trung Quốc trên thế giới.

Trung Quốc chỉ đưa ra những nhận xét chung chung về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang diễn ra ở Sri Lanka và đặc biệt là không hề có dấu hiệu ủng hộ ông Rajapaksa, người mà Bắc Kinh từng gọi là “người bạn thân” của Trung Quốc tại Sri Lanka.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Ngày càng có nhiều người phản đối dự án xây nhà hát trên Đầm Trị, Hồ Tây

Đồ án được chính quyền quận Tây Hồ công bố cho thấy một nhà hát opera 1.600 chỗ ngồi được nhắm xây dựng trên Đầm Trị, ngay sát Hồ Tây, Hà Nội. Những ngày này, nhiều người dân địa phương tại Quảng An căng biểu ngữ trước nhà hoặc cầm biểu ngữ tuần hành để phản đối đề án.

Bà Đào Hồng Lan nhận quyết định bổ nhiệm quyền bộ trưởng Y Tế CSVN từ Thủ Tướng Phạm Minh Chính hôm 15/7/2022 Ảnh: Thanh Niên

Thử thách của Bộ Y Tế

Ở đây thách thức lớn nhất của bà Đào Hồng Lan không phải trong phạm vi Bộ Y Tế mà là niềm tin của người dân đối với cơ quan lo vấn đề sức khỏe không còn nữa. Nói khác đi, niềm tin ấy đã tan vỡ do những hành vi bất xứng của cán bộ y tế cao cấp nhất. Chứ không phải do ba thứ linh tinh thiếu thuốc, chích vaccine chậm hay thiếu nhân viên.

PGS-TS Vũ Hải Quân (trái), Giám Đốc Đại Học Quốc Gia TP.HCM, phát biểu trong buổi tọa đàm về chính sách thu hút nhân tài, chiều 13/7/2022. Ảnh: Báo mạng Thanh Niên

Thu hút người tài

Họ thừa nhận rằng trên thực tế chính sách thu hút nhân tài về Việt Nam cống hiến cho đảng và đất nước đã mang lại kết quả quá thê thảm. Con số do Giáo Sư Vũ Hải Quân, Giám Đốc Đại Học Quốc Gia TP.HCM trong buổi tọa đàm đưa ra nghèo nàn đến độ làm người ta quá đổi ngạc nhiên: Trong 5 năm làm thí điểm (2014-2019) có 19 nhà khoa học về nước làm việc, nhưng đã có tới 14 người sau một thời gian đã thoái lui.

Hình: Financial Express

Khi tham nhũng là… “đòn bẩy” GDP ở Việt Nam

Giới chức Việt Nam huênh hoang về chỉ số tăng trưởng GDP của quí 2, 2022 “cao nhất trong 10 năm,” đạt mức 7,72% so với cùng kỳ và CPI vẫn ở mức dưới 4%… với đà này, tăng trưởng GDP cả năm sẽ ở mức 6,5%. Tóm lại, “ơn đảng, ơn chính phủ” mọi thứ vẫn ổn, kinh tế tăng trưởng tốt, chẳng mấy chốc “hóa hổ, hóa …rồng” chứ không giống mấy người anh em XHCN như Lào hay Sri Lanka.