Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong muốn truyền cảm hứng cho người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà hoạt động trẻ tuổi Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình ở Hong Kong, hôm 19 tháng Sáu nói với VOA tiếng Việt rằng anh hy vọng “sự quyết tâm” của nhân dân thành phố nơi anh sinh sống sẽ “truyền cảm hứng” cho người dân Việt Nam.

Sau khi ra tù đầu tuần này, anh Wong đã tham gia ngay vào các cuộc biểu tình rầm rộ chống Dự luật Dẫn độ đồng thời kêu gọi Trưởng Đặc Khu Hong Kong, bà Carrie Lam, phải từ chức.

“Đây không phải là lúc để người dân sợ hãi mà đã đến lúc chính quyền phải lo sợ người dân. Với sự can đảm và quyết tâm của chúng ta, ngay chính chế độ độc đoán cũng cần phải học cách tôn trọng chúng ta”, thanh niên 22 tuổi nói, khi được hỏi về thông điệp muốn gửi tới người dân Việt Nam.

Trong khi chính quyền Hong Kong cho rằng dự luật gây tranh cãi sẽ “bịt lại lỗ hổng” để thành phố này không trở thành bến đỗ an toàn cho các tội phạm.

Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng người dân tại cựu thuộc địa của Anh sẽ phải đối mặt với hệ thống tư pháp nhiều lỗ hổng của Trung Quốc và dự luật sẽ dẫn tới xói mòn thêm nữa sự độc lập tư pháp của Hong Kong, vốn được trao trả cho chính quyền đông dân nhất thế giới năm 1997.

“Dù phải đối mặt với việc Bắc Kinh đàn áp nhân quyền ở Hong Kong, chúng tôi đã cố gắng hết sức để thể hiện tinh thần và tiếng nói khác biệt”, anh Wong cho biết. “Hong Kong được quốc tế coi là trung tâm tài chính, nhưng nay biến thành trung tâm biểu tình. Đó là lý do vì sao tôi nghĩ rằng đã đến lúc Bắc Kinh phải tôn trọng người dân Hong Kong.”

Nhà hoạt động này nói thêm rằng người dân Hong Kong sẽ “tiếp tục đấu tranh” cho tới khi nào giành được các cuộc bầu cử tự do ở Hong Kong, chứ không chỉ xuống đường để đòi hủy bỏ Dự Luật Dẫn Độ và Trưởng Đặc Khu Lam phải từ chức.

Anh Wong nói: “Không ai có thể tưởng tượng được là hơn một triệu người Hong Kong tham gia cuộc tuần hành, nhưng chúng tôi đã làm được. Cuộc tuần hành ôn hòa có sự tham gia của cả người già lẫn trẻ em. Nó thể hiện sức mạnh của nhân dân. Thật nực cười khi chính quyền Hong Kong coi người biểu tình là những kẻ gây bạo loạn. Chúng tôi kêu gọi họ không truy tố và bắt người thêm nữa.”

Thông tin và hình ảnh các cuộc xuống đường rầm rộ để phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong mấy ngày qua đã được nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam chia sẻ và bàn luận.

Đăng kèm bức ảnh từng gặp anh Wong trước đây, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết rằng việc thủ lĩnh biểu tình ra tù “tiếp thêm sức mạnh cho triệu người Hong Kong đang tranh đấu chống lại không chỉ Dự Luật Dẫn Độ mà còn là cuồng vọng của Bắc Kinh muốn người Hong Kong phải sống theo lối Đại Lục.”

“Đã có thêm triệu Joshua Wong, triệu Agnes Chow, triệu Nathan Law khác của một phong trào đầy biến ảo linh hoạt, vừa tập trung vừa phân tán khiến Bắc Kinh không dễ dàng đè bẹp được nếu chỉ bằng phương pháp quen thuộc là tấn công thiểu số lãnh đạo phong trào”, anh Tuấn nhận xét về tác động của các nhà hoạt động nổi bật khởi xướng phong trào biểu tình “Dù vàng” nhiều năm trước.

“Cảm ơn vì niềm cảm hứng các bạn mang đến, không chỉ lan tỏa trong lòng Hong Kong mà còn đang truyền đến nhiều nơi khác nữa.”

Biển người biểu tình ở Hong Kong hôm 16/6.
Biển người biểu tình ở Hong Kong hôm 16 tháng Sáu, 2019. Ảnh: AP

Trong khi nhiều tờ báo ở trong nước cũng đăng tải tin tức từ Hong Kong với những hàng tít như “Tương lai chính trị mù mịt của trưởng đặc khu Hong Kong” hay “Dự luật dẫn độ đẩy Hong Kong vào thế bế tắc”, phóng viên VOA tiếng Việt không thể tìm thấy thông tin về việc người dân thành phố trực thuộc Trung Quốc xuống đường trên trang web của tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hơn 2 triệu dân Hong Kong xuống đường chống Dự Luật Dẫn Độ hôm 16 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Hector Retamal/AFP
Hơn 2 triệu dân Hong Kong xuống đường chống Dự Luật Dẫn Độ hôm 16 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Hector Retamal/AFP

Một số trang báo đề cập tới việc người biểu tình “thức trắng đêm” để dọn rác, coi đó là “hành động đẹp khiến thế giới ngưỡng mộ” hay chuyện “biển người biểu tình Hong Kong nhường lối cho xe cứu thương”.

Trên Facebook, Luật Sư Lê Nguyễn Duy Hậu viết: “Cần khoảng 10 giây để mỗi người bước sang một bên nhường đường. Nhưng như bạn mình nói, cần 100 năm để có được 10 giây đó. Trong 100 năm, họ học, họ thực hành, họ đánh đổi. Vì họ yêu quê hương, yêu thành phố của họ”.

“Rồi sẽ sớm đến ngày Việt Nam có được 10 giây như thế. Mình tin như vậy”, luật sư nghiên cứu về quyền con người, cải cách tư pháp và hiến pháp nói từ TP. HCM.

Viễn Đông

Nguồn: VOA

Video: Youtube Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.