Thử một góc nhìn pháp lý trong vụ báo Phụ Nữ

Một trang báo Phụ Nữ TP.HCM. Ảnh: FB Báo Sạch
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xã hội văn minh thì pháp luật là công cụ hữu hiệu để mọi cá nhân, tổ chức vận dụng để bảo vệ mình.

Từ góc nhìn đó mới thấy FLC đã hành xử đúng mực bằng vụ kiện mà báo Giáo Dục là bị đơn. Phán quyết của tòa án là quyết định cuối cùng để các bên đương sự chấp hành.

Nền tảng pháp luật văn minh đó sáng nay được thấy bằng phản ứng của báo Phụ Nữ TP.HCM. Theo đó, trước quyết định xử phạt của Cục Báo Chí, báo Phụ Nữ đã lên tiếng phản hồi chứ không im lặng chấp nhận.

Mơ về một xã hội văn minh vì thế có cơ sở với sự quyết liệt phản bác cáo buộc các vi phạm. Có thể sự kiện này sẽ làm tiền đề cho tranh luận dân chủ với cơ quan quản lý nhà nước trước các quyết định hành chính. Các bên tự giải quyết tranh chấp bằng tòa án dân sự.

Ở đó, Sun Group có đầy đủ quyền khởi kiện, buộc bồi thường thiệt hại do báo Phụ Nữ viết, đăng tải sai gây ra. Đó là cách FLC và rất nhiều doanh nghiệp khác đã làm và đã thắng kiện các cơ quan báo chí.

Góc độ khác, báo Phụ Nữ cũng có quyền khởi kiện quyết định hành chính của Cục Báo Chí và đưa cục này ra tòa như một đương sự bình thường của tất cả các vụ án khác.

Kể từ sau 1975, không khí báo chí Việt Nam đã thiếu vắng các hoạt động sôi nổi của bút chiến, của tranh luận đối với các vấn đề liên đến hoạt động báo chí.

Các bản tin dài thượt chỉ để liệt kê danh sách các đồng chí, chức vụ tới tham dự mà nội dung chính chẳng có gì đọc, hay các bài viết một chiều không phản biện đã làm đời sống báo chí hiu hắt.

Có thể trông chờ vào một xã hội văn minh, đời sống báo chí văn minh không, nhà báo có tư duy độc lập không thì còn phải chờ lâu.

Nhưng ít ra các loại tin tức Hồ Ngọc Hà mang bầu, Nam Khánh xì hơi vào mặt đánh thức Ngọc Lan ở phim trường, con gái Trương Ngọc Ánh lộ quần chip, cô gái ị đùn trên xe khách… đã không còn làm ngu muội quần chúng được nữa!

Báo chí đã mất sự độc quyền trong xuất bản do mạng Internet. Vậy nên càng bị thu phục trước uy quyền, báo chí sẽ càng tự tước bỏ đời sống báo chí văn minh của mình!

Thanh Nhã

Nguồn: FB Báo Sạch

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.