Thư ngỏ của Bà Châu Văn Khảm

Ông bà Châu Văn Khảm.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sydney, Xuân Kỷ Hợi 2019

Kính gởi quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, Cộng đồng, Tổ chức, Đảng phái, các Cơ quan truyền thông và quý đồng hương

Thưa quý vị,

Tôi là Quỳnh Trang, xin được có đôi lời tâm tình cùng quý vị về trường hợp chồng tôi, anh Châu Văn Khảm vừa bị chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt giữ vào ngày 13/1/2019 vừa qua, trong chuyến vào Việt Nam để tìm hiểu tình hình tại quê nhà.

Anh Châu Văn Khảm là một cựu sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau hơn 3 năm bị đi tù “cải tạo” của chế độ, chúng tôi đã tìm đường vượt biên và tị nạn tại Úc từ năm 1983.

Kể từ những ngày đầu bỡ ngỡ trên xứ lạ, phải vật lộn với đời sống mới, rồi trở thành một doanh nhân bận rộn với mưu sinh, nhưng chồng tôi không lúc nào nguôi ngoai ấp ủ ước mơ Tự Do-Dân Chủ cho quê hương yêu dấu, điều mà anh thường chia sẻ với tôi sau đại nạn 1975 của dân tộc.

Sự kiện chồng tôi bị CSVN bắt giữ đã trở thành thời sự quốc tế sau khi Đảng Việt Tân phổ biến bản Thông Cáo Báo Chí để minh bạch hóa vấn đề của chồng tôi. Nhờ vậy mà sau hai tuần lễ giấu kín việc giữ người phi lý, CSVN đã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc về việc đang bắt giữ chồng tôi.

Nhân đây tôi xin cám ơn các anh em Việt Tân đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ cho tôi và gia đình trong nỗ lực cứu và bảo vệ chồng tôi từ khi anh bị bắt giữ ở Việt Nam. Tôi xin cám ơn cảnh sát địa phương, Bộ Ngoại giao Úc, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam đã giúp tìm kiếm và hỗ trợ chồng tôi trong thời điểm khó khăn này. Tôi rất cảm kích sự đáp ứng nhanh chóng của Dân Biểu Chris Hayes đã liên lạc ngay với ông Đại sứ Úc tại Hà Nội để giúp tìm tông tích của chồng tôi, khi tôi với người con trai đã cùng với Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đến gặp ông tại Văn Phòng ở Sydney.

Tôi cũng xin cám ơn Dân biểu Jason Clare đã nhanh chóng gửi thư cho Đại sứ Úc tại Hà Nội để giúp chồng tôi. Ngoài ra, tôi cũng cảm ơn ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc và ông Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu đã viết thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc phải áp lực CSVN thả chồng tôi ngay tức khắc. Gia đình chúng tôi xúc động sâu xa và chân thành cảm tạ sự quan tâm, hỗ trợ của quý cơ quan, đoàn thể, truyền thông và bạn bè, thân hữu.

Kính thưa quý vị,

Hiện nay nhà cầm quyền CSVN còn giữ chồng tôi, chưa biết là bao lâu; nhưng tôi tin tưởng là với sự yêu thương và tranh đấu của quý vị, chắc chắn sẽ tạo một áp lực lớn để buộc CSVN phải thả chồng tôi trong nay mai. Tôi cũng tin tưởng rằng chồng tôi không làm điều gì sai, nên chế độ CSVN không thể dàn dựng những cáo buộc phi lý để trấn áp những người yêu nước. Tôi và gia đình thành tâm cầu nguyện và mong cho chồng tôi sớm được bình an trở về với gia đình. Trong khi chờ đợi ngày vui đoàn tụ, chúng tôi rất mong tiếp tục đón nhận được sự thương yêu, hỗ trợ tinh thần, cũng như sự lên tiếng của quý vị để tranh đấu cho anh Khảm sớm được trở về Úc. Kính chúc quý vị và gia quyến một năm mới Kỷ Hợi an lành, hạnh phúc.

Trân trọng
Châu Quỳnh Trang

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.