Thư Tố Cáo Thiếu Tướng Công An Nguyễn Hòa Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dưới đây là thư của cán bộ ngành Cảnh Sát tố cáo tham vọng chính trị và lạm quyền của Tướng Nguyễn Hòa Bình:

“Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 2/9/2007

Kính gửi:

- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Đức Việt
- Đ/c Bộ trưởng Lê Hồng Anh

Tổng cục Cảnh sát có xáo trộn lớn về nhân sự, đ/c Trung tướng Trần Văn Thảo, Tổng cục trưởng nghỉ hưu và dĩ nhiên sẽ có một đồng chí khác thay thế. Âu đó cũng là điều bình thường vì tre già măng mọc, nhưng nó đã trở thành không bình thường khi có người vì tham vọng chính trị muốn trở thành người đứng đầu của lực lượng cảnh sát mà gây rối, chia rẽ làm nội bộ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Người mà tôi muốn nói chính là đ/c Thiếu tướng Nguyễn Hoà Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Ngay từ khi còn là cục trưởng C15, đ/c Nguyễn Hoà Bình đã bộc lộ tham vọng chính trị rất lớn của mình, luôn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của một vài đồng chí lãnh đạo cấp trên, đồng thời lại cho một vài đệ tử thân thiết tung tin giả nhằm hạ uy tín một số đồng chí cục trưởng cục khác. Trong công việc thì ép cán bộ, chiến sỹ làm việc ngày đêm, đi đâu (nhất là khi ngồi với lãnh đạo cấp trên) đ/c Nguyễn Hoà Bình cũng tự nhận chiến công của C15 đều là do mình chỉ đạo, nhưng khi đảng uỷ, lãnh đạo cấp trên chất vấn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để việc cán bộ, chiến sỹ C15 sai phạm, vi phạm pháp luật thì lảng tránh, thoái thác, đổ cho cấp dưới. Đối với doanh nghiệp tôi chỉ lấy một ví dụ để các đồng chí tự suy xét: đ/c Nguyễn Hoà Bình đã gạ bán cho ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn một ngôi nhà với giá trên trời; mặc dù nể sợ người đang nắm giữ đầy quyền lực, nhưng ông Sở không thể bỏ mặc dư luận cơ quan để mua ngôi nhà với giá đắt khét như vậy; không bán được nhà, ông Nguyễn Hoà Bình đã quay ra thù ông Lê Văn Sở, liên tục tìm cách gây khó khăn, bới lông tìm vết các sai phạm ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm cho ông Sở khốn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên. Thật đáng tiếc khi đó vẫn có nhiều đồng chí chưa hiểu được con người thực của đ/c Nguyễn Hoà Bình nên đ/c Bình vẫn được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng, thăng quân hàm lên thiếu tướng.

Tất nhiên vị trí đó chưa thoả mãn tham vọng nên đ/c Nguyễn Hoà Bình đã mở chiến dịch vận động lên Tổng cục trưởng cách đây trên một năm trời. Vẫn bài cũ được áp dụng, nhiều đ/c lãnh đạo Tổng cục khác khốn khổ vì tự nhiên có những thông tin trên trời rất xấu về mình được bàn tán xôn xao ở cấp dưới và cả ở ngoài xã hội. Và đúng như các cụ ta đã nói “vải thưa không che được mắt thánh”, anh em cán bộ cũng đã xác định được nguồn xuất phát các thông tin dạng như trên chính là đ/c Nguyễn Hoà Bình. Con người thực của đ/c Bình đã ngày càng lộ rõ. Và cái gì phải đến đã đến. Mặc dù đã có các cuộc vận động ngầm, gợi ý của một vài đồng chí cấp trên, đường đường là một phó tổng cục trưởng, nhưng đ/c Nguyễn Hoà Bình đã không trúng vào thường vụ Đảng uỷ tổng cục. Đáng ra với kết quả này sẽ là bài học đắt giá để đ/c Nguyễn Hoà Bình xem xét, chỉnh sửa lại mình. Nhưng khi mà tham vọng lớn hơn lương tâm và đạo đức thì con người sẽ mù quáng chạy theo. Do vậy thật dễ hiểu về việc đ/c Nguyễn Hoà Bình vẫn ra sức thực hiện chiến dịch Tổng cục trưởng của mình.

Biết được nếu bỏ phiếu công khai, minh bạch thì không bao giờ trúng nên đ/c Nguyễn Hoà Bình đã tung tin nói rằng các đồng chí lãnh đạo Bộ và cả Thủ tướng Chính phủ đều ủng hộ mình làm Tổng cục trưởng nhằm ám thị cho anh em, những người đi bầu là chức vụ đó đương nhiên là của đ/c Bình, không thể khác được. Tất nhiên điều đó bây giờ chẳng ai tin, mọi người thừa biết chỉ có một, hai đồng chí tỏ ý là ủng hộ đ/c Bình. Anh em cán bộ chỉ ngạc nhiên là một, hai đồng chí đang ủng hộ đ/c Nguyễn Hoà Bình cũng đã từng giới thiệu một lãnh đạo Tổng cục lên chức vụ cao hơn, đến khi báo chí phanh phui việc làm không minh bạch của vị này thì các đồng chí mới nhận thấy sai lầm. Việc các đồng chí giới thiệu sai lầm đã phải trả giá bằng chính uy tín của mình đối với Trung ương, Bộ Chính trị.

Thưa các đồng chí!

Tình hình tham nhũng, tiêu cực ở nước ta ngày càng phức tạp, trở thành quốc nạn đe doạ đến sự vững mạnh và tồn vong của chế độ. Đảng và Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do đ/c Thủ tướng làm Trưởng ban với những quyền hành rất lớn để tuyên chiến với tham nhũng. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này rõ ràng lực lượng Cảnh sát nói chung và Tổng cục cảnh sát nói riêng giữ vai trò nòng cốt. Nếu Tổng cục Cảnh sát yêú thì công tác đấu tranh chống tham nhũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Khi đó trách nhiệm trước hết là của đ/c Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, đ/c Trưởng ban tổ chức TW, người đứng đầu công tác cán bộ và đ/c Bộ trưởng, tư lệnh lực lượng Công an. Chính vì sự hệ trọng này nên tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc chọn lựa người có đủ tài, đức vào vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, không thể để người như đ/c Nguyễn Hoà Bình vào chức vụ đó được.

Hôm nay là ngày quốc khánh, mọi người đều đổ ra đường vui chơi mừng tết độc lập. Do vậy, chẳng dễ chịu và dễ dàng chút nào khi ngồi viết đơn tố cáo đồng đội, đồng chí của mình trong ngày trọng đại này. Nhưng với lương tâm, đạo đức, trách nhiệm của một người gần 40 năm khoác áo ngành công an, vì uy tín, danh dự của lực lượng Cảnh sát anh hùng và vì cuộc sống yên bình của nhân dân, tôi đã viết và sẽ viết tiếp cho đến khi kẻ xấu phải lộ mặt hoàn toàn, không thể để họ chui sâu, leo cao, phá ngành đến nỗi báo Đại đoàn kết phải thốt lên “công tác xây dựng lực lượng ngành công an có vấn đề” được.

Phạm Xuân

Đồng kính gửi: các đ/c Thứ trưởng”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.