Thủ tướng Singapore: ‘Thế kỷ Á Châu bị đe dọa’

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối Thoại Shangri-La 2019.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 tháng Sáu vừa qua, tạp chí Foreign Policy của Hoa Kỳ, đã giới thiệu bài viết  của Thủ Tướng Singapore, ông Lý Hiển Long với tiêu đề “Thế Kỷ Á Châu Bị Đe Dọa: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hiểm Họa Đối Đầu,” đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận khắp nơi. Sự thu hút đến từ hai lý do:

Thứ nhất, ông Lý Hiển Long không nghĩ rằng thế kỷ sắp tới là thế kỷ của Á Châu Thái Bình Dương như nhiều người đã nghĩ; vì tuy Á Châu ngày nay là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ tương lai Châu Á lại phải đối diện với quá nhiều vấn đề bấp bênh, đặc biệt là thế kẹt của các quốc gia trong vùng, nhất là khối ASEAN, trước sự leo thang xung đột ngày một gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khiến họ bị buộc trong thế đu dây hoặc phải có những chọn lựa chẳng đặng dừng.

Thứ hai, ông Lý Hiển Long cho rằng Trung Quốc dù có tham vọng bao nhiêu đi nữa cũng không thể thay mặt Hoa Kỳ để lãnh đạo an ninh Thế Giới, và ngược lại, Hoa Kỳ không thể và không nên kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vốn là cường quốc kinh tế năng động nhất hiện nay. Do đó bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai cường quốc kinh tế số 1 và số 2 trên thế giới hiện nay, sẽ chỉ dẫn đến tiến trình đối đầu gay gắt kéo dài nhiều thập niên, đặt thế kỷ Châu Á vào những hiểm họa khó lường.

Những lý luận về tương lai Á Châu đang bị đe dọa của ông Lý Hiển Long có thể dựa trên 5 luận điểm sau đây:

1/ Từ sau Đại Thế Chiến Thứ II, Hoa Kỳ được coi là cường quốc đã mang lại nhiều lợi ích sống còn cho khu vực Á Châu. Nước Mỹ đã dùng máu và tài nguyên của mình để tạo nên sự ổn định và thịnh vượng cho rất nhiều quốc gia tại Châu Á ngày nay. Không những thế, các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ cũng đã mang theo vốn, công nghệ và ý tưởng để đầu tư khắp Châu Á. Đối với các doanh nghiệp Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương là các thị trường lớn và là cơ sở sản xuất quan trọng. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số đồng minh trung thành nhất của Mỹ là các nước Châu Á, chẳng hạn như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng một số đối tác lâu dài chẳng hạn như Singapore.

Từ khi Hoa Kỳ nối lại bang giao và giúp cho Trung Quốc phát triển với chương trình “cải cách và mở cửa” do Đặng Tiểu Bình tiến hành từ năm 1978,  Trung Quốc đã đi từ chỗ một đất nước nghèo và lạc hậu trở thành một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là đối tác kinh tế lớn nhất của khu vực. Dưới triết lý “giấu mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tập trung hiện đại hóa kinh tế và quân sự, nhưng đã không ở vào vị trí thách thức sự ưu việt của Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia tại Châu Á, đặc biệt là các nước trong Khối ASEAN, đã xây dựng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ.

2/ Trong bốn thập niên kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã lớn mạnh với khả năng công nghệ, nền kinh tế và ảnh hưởng chính trị tăng dần theo cấp số nhân, từ đó quan điểm của Bắc Kinh về thế giới đã thay đổi. Từ năm 2013, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã tự coi mình là cường quốc lục địa và bắt đầu bành trướng ảnh hưởng với Sáng Kiến Vành Đai – Con Đường (BRI) và Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu (AIIB). Ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc là duy trì sự ổn định chính trị nội bộ, và, sau khi chịu đựng gần hai thế kỷ yếu đuối và nhục nhã, giờ đây Trung Quốc muốn trỗi dậy để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của mình ở nước ngoài, và bảo đảm những gì mà họ coi là vị trí chính đáng của mình trong các vấn đề quốc tế.

Cách tiếp cận thế giới hiện nay của lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đẩy lùi mạnh mẽ, không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ nhiều nước khác bởi nó chỉ làm tăng sự căng thẳng và phẫn nộ. Hệ quả là vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trong dài hạn có thể bị lung lay, suy giảm. Một cuộc thăm dò gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy là người dân ở Canada, Hoa Kỳ và các nước Á Châu và Tây Âu có cái nhìn không mấy thiện cảm với Trung Quốc. Mặc dù qua những nỗ lực gần đây, Trung Quốc phát triển quyền lực mềm ở nước ngoài thông qua các Viện Khổng Tử và các đài truyền thông quốc tế do Bắc Kinh làm chủ, nhưng xu hướng chung vẫn nhìn Trung Quốc với cặp mắt tiêu cực.

3/ Các chính sách cởi mở, hào phóng của Hoa Kỳ, vốn đã mang lại lợi ích rất lớn cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Nó bắt nguồn từ những lý tưởng chính trị sâu xa và hình ảnh của chính nó như một “thành phố trên ngọn đồi” và “ngọn hải đăng cho các quốc gia,” nhưng các chính sách này cũng phản ảnh lợi ích ngày một rõ ràng của chính nước Mỹ. Ngày nay, khi tỷ lệ GDP của Hoa Kỳ trong tổng số GDP toàn cầu giảm dần, liệu nước Mỹ có tiếp tục gánh vác gánh nặng duy trì hòa bình và ổn định quốc tế hay theo đuổi cách tiếp cận hẹp hơn, “nước Mỹ trên hết” để bảo vệ lợi ích của mình. Khi Hoa Thịnh Đốn đặt câu hỏi cơ bản về trách nhiệm của mình trong hệ thống toàn cầu, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đối mặt với những chọn lựa rất cơ bản.

Hoa Kỳ phải quyết định xem sự trỗi dậy của Trung Quốc có phải là mối đe dọa đang hiện hữu hay không để cố gắng kềm hãm Trung Quốc thông qua tất cả những phương tiện có sẵn, hoặc chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc và tìm những phương cách ứng phó hữu hiệu hơn.

Nếu cố gắng kềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ tạo ra một phản ứng mà có thể đặt hai nước trên con đường dẫn đến sự đối đầu trong nhiều thập kỷ. Hoa Kỳ không phải là một siêu cường đang suy tàn. Hoa Kỳ có khả năng phục hồi và đang có sức mạnh to lớn, một trong số đó là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới; trong số chín người Trung Quốc đã được trao giải thưởng Nobel về khoa học, tám người là công dân Hoa Kỳ hoặc sau đó trở thành công dân Mỹ. Con đường tạo ra một trật tự mới không hề đơn giản.

4/ Ông Tập Cận Bình từng nói rằng Thái Bình Dương đủ rộng lớn để chứa cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Nhưng ông Tập cũng nói rằng an ninh Châu Á nên được dành cho người Châu Á. Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra: Liệu ông Tập có nghĩ rằng Thái Bình Dương đủ lớn để Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng tồn tại trong hòa bình, với những quan hệ bạn bè và đối tác chồng chéo, hay nó đủ lớn để tạo ra sự phân chia giữa hai cường quốc, và trở thành không gian cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai đối thủ? Singapore và các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tuy không có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các sự kiện sẽ diễn ra như thế nào, nhưng tất cả không muốn rơi vào tình huống phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự hiện diện của Hoa Kỳ vẫn còn rất quan trọng đối với vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Không có nó, Nhật Bản và Nam Hàn buộc sẽ phải tính đến việc phát triển vũ khí hạt nhân, trước sự đe dọa ngày một gia tăng thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.  Mặc dù sức mạnh quân sự ngày một gia tăng,  nhưng Trung Quốc không thể đảm nhận vai trò an ninh của Hoa Kỳ.

Không giống như Mỹ, Trung Quốc đã đưa ra các yêu sách về hàng hải và các tuyên bố về lãnh thổ ở Biển Đông đối với một số quốc gia trong khu vực, nơi sẽ luôn xem sự hiện diện của hải quân Trung Quốc là một nỗ lực nhằm thúc đẩy các yêu sách đó. Một trở ngại khác sẽ ngăn Trung Quốc đảm nhận vai trò an ninh của Hoa Kỳ chính là khối người Hoa đang sinh sống tại các nước Đông Nam Á, vì Trung Quốc đã từng hỗ trợ cho các Hoa Kiều ủng hộ các cuộc nổi dậy của những người cộng sản ở Đông Nam Á cho đến đầu thập niên 1980. Những sự nhạy cảm đó sẽ hạn chế vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề tại Đông Nam Á trong tương lai gần.

5/ Mỹ và Trung Quốc không phải là những siêu cường duy nhất có ảnh hưởng lớn trong khu vực; những siêu cường khác cũng có vai trò quan trọng, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, các lựa chọn chiến lược mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đưa ra sẽ định hình các đường nét của một trật tự toàn cầu đang nổi lên. Đó là điều tự nhiên cho các cường quốc đang cạnh tranh nhau. Nhưng khả năng hợp tác của họ là một thử nghiệm thực sự dành cho các tài năng chính trị, và nó sẽ quyết định liệu loài người có đạt được tiến bộ trong các vấn đề toàn cầu như giảm biến đổi khí hậu, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm hay không.

Các quốc gia trong khu vực Châu Á nhận ra rằng Hoa Kỳ là một siêu cường toàn cầu, với những mối bận tâm sâu rộng và những ưu tiên cấp bách trên toàn thế giới. Họ đủ thực tế để nhận ra rằng nếu căng thẳng leo thang, hoặc thậm chí tệ hơn, nếu xung đột xảy ra, họ không thể tự động nhận sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ. Họ hy vọng sẽ làm phần việc của mình để bảo vệ đất nước và lợi ích của họ. Họ cũng hy vọng Mỹ hiểu rằng nếu các quốc gia Châu Á khác thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ đang làm việc chống lại nước Mỹ.

Thật không may, đại dịch COVID-19 đang làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, làm gia tăng sự ngờ vực, cổ xúy các tiểu xảo để dành lợi thế, và đổ lỗi qua lại cho nhau. Vì thế, tương lai của Thế Kỷ Á Châu hiện phụ thuộc rất lớn vào việc Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể vượt qua sự khác biệt của họ, xây dựng niềm tin lẫn nhau và làm việc trên tinh thần xây dựng để duy trì trật tự quốc tế ổn định và hòa bình hay không?

*

Tuy lãnh đạo một quốc gia có non 6 triệu dân trong Khối ASEAN, nhưng tiếng nói của Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long có một trọng lượng đặc biệt, phản ảnh phần nào quan điểm đối ngoại của các quốc gia tại vùng Đông Nam Á. Đó là chính sách ngoại giao đu dây, hoàn toàn mang tính thủ lợi: Tìm sự che chở an ninh của Mỹ, trong khi mở rộng làm ăn buôn bán với Trung Quốc.

Những luận điểm của ông Lý Hiển Long cho thấy là ASEAN và một số quốc gia Á Châu coi Mỹ là “hiệp sĩ” mang lại sự thịnh vượng và ổn định cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và mong muốn Mỹ tiếp tục như vậy, trong khi hoàn toàn không có một thái độ gì phản đối các hành vi bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông, và nhất là tình trạng đàn áp dã man tại Tân Cương, Tây Tạng.

Nói cách khác, quan điểm của ông Lý Hiển Long chỉ bày tỏ sự quan ngại rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra những bất lợi về kinh tế và an ninh cho chính xứ sở của họ, chứ không nhìn thấy rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không nhằm làm ăn buôn bán lương thiện như ông Lý Hiển Long nghĩ, mà muốn qua mặt Hoa Kỳ, trở thành cường quốc số 1 để thống trị thế giới.

Không nhìn ra “giấc mộng lãnh đạo thế giới” của Tập Cận Bình, mà lại đi kêu gọi Hoa Kỳ vượt qua sự khác biệt, ngưng mọi sự xung đột với Trung Quốc, để xây dựng kỷ nguyên mới của Châu Á cho thấy ông Lý Hiển Long và giới lãnh đạo Khối ASEAN bị Trung Quốc “mê hoặc,” hay là đang bị “khống chế” để nói thay cho Bắc Kinh.

Theo lý luận của ông Lý Hiển Long thì Hoa Kỳ là quốc gia đã mang máu và tài nguyên đến giúp để tạo sự ổn định và lâu dài cho Châu Á-Thái Bình Dương từ sau Thế Chiến Thứ II. Vậy thì ngày nay, sự ổn định và hòa bình của Á Châu bị đe dọa rõ ràng là do tham vọng của Tập Cận Bình gây ra. Điều này cần ông Lý Hiển Long nêu rõ trong bài nhận định của ông thì mới công bằng, sáng suốt và đảm lược.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.