Thưa lãnh đạo Bộ Công Thương: Việt Nam không cần Formosa thứ hai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Con chim ưng bay cao nhìn xa, thấy được những điều con chim sẻ bay thấp không thể thấy. Người tài giỏi nhìn thấu được tương lai, mà kẻ thiển cận không xuyên được mây mù để thấy trời xanh.

Chỉ mấy năm trước đây, ông Võ Kim Cự từng nghĩ mình có công to khi đưa được Formosa về Vũng Áng làm đổi đời đồng bào Hà Tĩnh, thì bây giờ đêm ngày ông đang tự dằn vặt lương tâm, rằng không ngờ mình mang họa tày trời về không chỉ cho đồng bào Hà Tĩnh, mà liên lụy đến cả đồng bào Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế, họa không chỉ một đời mà mãi cho đến bốn đời con cháu chắt .

Nay thảm họa Formosa đang ngút trời, chưa có phương cứu chữa.

Hàng triệu ngư dân ngồi nhà, đỏ mắt nhìn biển xanh, không phương kế sinh nhai, bố mẹ già thiếu ăn, con trẻ nhỏ không tiền đi học. Cá đánh bắt về để trong kho đông lạnh mà không ai dám mua vì sợ ngộ độc. Các nước hạn chế nhập cá Việt Nam do ô nhiễm. Cả một nền kinh tế ngư nghiệp của hàng triệu người dân bị điêu đứng. Đâu có thể trông chờ vào mấy đồng tièn nhỏ nhoi của Formosa đền bù.

Còn Formosa thì đã chôn dấu chất thải độc khắp mọi nơi mà cơ quan chức năng không hề biết, và đang thải chất độc chưa qua xử lý ra môi trường mà Bộ Tài Nguyên & Môi Trường thì không biết kiểm soát như thế nào, lại đi van nài Formosa nuôi cá trong bể nước thải để che mắt thiên hạ.

Trong thảm họa Formosa trách nhiệm của Bộ Công Thương rất lớn. Chính Bộ Công Thương đã tự định đoạt công nghệ và công suất cho nhà Máy Formosa. Chính Bộ Công Thương đã để Formosa đưa dây chuyền công nghệ lạc hậu bị các nước khác loại bỏ về lắp đặt ở Việt Nam. Chính Bộ Công Thương đã làm ngơ để Formosa thay thế công nghệ xử lý chất thải rẻ tiền, ngược với báo cáo đầu tư, mặc cho Nhân dân Việt Nam phải hứng chịu độc hại.

Thảm họa Formosa sẽ làm cho biển miền Trung phải nhiều chục năm nữa chưa loại hết độc tố. Dẫu mấy ông cán bộ lãnh đạo liều lĩnh ăn hải sản và tắm biển để chứng minh biển sạch, nhưng làm sao có thể lừa gạt được người dân. Còn độc hại môi trường trong nước, trong đất, trong không khí, trong rau cỏ thực vật động vật, thì nhiều chục năm sau vẫn không hết hậu quả. Những người dân miền Trung rồi sẽ chết dần mòn vì ung thư và các căn bệnh tai quái truyền đời do nhiễm độc chất thải của Formosa.

Thảm họa Formosa còn ngút trời sừng sững, sao Bộ công Thương nỡ nhẫn tâm đưa Formosa thứ hai về cho nhân dân Việt Nam, để ông Lê Phước Vũ làm cai đầu dài cho Trung Quốc đặt nhà máy thép tại Cà Ná.

Phát triển công nghiệp không thể tùy tiện khắp mọi nơi, bạ đâu làm đấy. Vùng Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh Ninh Thuận Bình Thuận được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều bãi biển đẹp, không thể vì lợi ích của một nhóm người mà tùy tiện hủy hoại toàn bộ môi sinh ở khu vực này.

Ồng Lê Phước Vũ là thương nhân, chỉ biết lấy lợi làm đầu, mà câu nói “Ngu gì không làm thép” đã phơi bày tim gan của ông ta. Vì lợi ích kinh tế ông Lê Phước Vũ sẽ bất chấp tất cả. Đâu có thể tin vào những lời thề thốt của ông Vũ bây giờ. Làm thép đúng theo tiêu chuẩn Âu Mỹ về môi trường thì chỉ có lỗ nặng. Bởi thế không phải ông Lê Phước Vũ làm thép mà là Trung Quốc đặt nhà máy thép tại Cà Ná. Công nghệ ô nhiễm độc hại của Trung Quốc đang giết dần mòn đồng bào ta ở Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế. Không được rước thêm nhà máy thép của Trung Quốc về làm ô nhiễm toàn bộ vùng biển và đất trời miền Nam Trung Bộ.

Đại diện Bộ Công Thương từng tuyên bố rằng “Tôn Hoa Sen không làm, thép Cà Ná vẫn đưa vào quy hoạch”.

Vâng, vậy thì nhờ Lãnh đạo Bộ Công Thương: Không để Tôn Hoa Sen làm thép Cà Ná lúc này.

Còn các vị vẫn đưa thép Cà Ná vào quy hoạch, tầm nhìn 2050 – 2100, càng xa càng tốt. Các vị có thể quy hoạch, nhưng hãy để cho đời con đời cháu các vị định đoạt. Việt Nam không sở hữu công nghệ làm thép. Công nghiệp làm thép vô cùng độc hại. Việt Nam chưa cần thuê làm thép bằng mọi giá.

Đừng nghĩ trong nhiệm kỳ có quyền thì làm tới. Đừng nghĩ hết nhiệm kỳ là cởi bỏ được trách nhiệm. Tội mang độc hại giết dần mòn đồng bào mình vì hám tiền, sẽ muôn đời bị phỉ nhổ.

Hãy có tầm nhìn chim ưng, đừng mang tầm nhìn chim sẻ. Hãy sáng lương tri, đừng tham mê muội.

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.