Thực thi quyền giám sát, truy tìm ‘BOT bẩn’

Người dân tự tổ chức đếm xe qua trạm thu phí BOT.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Họ không phải là nhân viên trong các ngân hàng để được đếm… tiền. Họ không phải là chuyên gia trong các lab để ngồi đếm bạch huyết cầu và họ cũng không phải là nhân viên trồng rừng khoanh từng lô và đếm số cây trồng xuống. Tất cả những công việc thuộc về hành động “đếm” này đều được trả tiền, thế nhưng hôm nay có lẽ duy nhất tại Việt Nam phát sinh ra việc người dân ngồi ở các trạm BOT để đếm… xe, công việc hoàn toàn tự nguyện và dĩ nhiên không ai trả tiền công cho họ.

Không trả tiền công đã đành, những người dân đang làm cái công việc đếm xe ấy “bị” trả công bằng những hành vi khá trẻ con của nhà đầu tư: kêu gọi chính quyền địa phương có biện pháp với người đếm xe ngang qua phạm vi BOT mà họ làm chủ, lý do đưa ra là những người đếm xe cố tình gây náo loạn tại các điểm thu phí.

Câu chuyện khá bất ngờ này làm người dân và báo chí theo dõi không rời mắt bởi các BOT bẩn đang là lý do khiến cả xã hội nổi sóng trước việc thu tiền vượt sức chịu đựng của người dân. Những BOT mọc lên như nấm khắp các tuyến đường trên cả nước từ các nhóm lợi ích đã gây phẫn nộ cho người đi đường, tài xế, lẫn hành khách. BOT không từ loại người nào, cứ có xe đi ngang là BOT có tiền do thu phí.

Cách đây vài tháng người dân phản ứng trước việc thu phí bất hợp lý bằng cách đổi tiền lẻ ra để trả phí. Những tờ 200 đồng dày cộp khiến nhân viên bỏ thời gian ra gấp nhiều lần cho một xe qua trạm khiến nhiều BOT tê liệt và đây là đòn bất ngờ của người dân phản ứng lại các BOT bẩn. Do tiền lẻ ngày càng khan hiếm và sự ra mặt của các nhóm côn đồ đã gây bất ổn cho người dân khiến phản ứng này ngày một ít đi. Các trạm có côn đồ hành hung tài xế bị người dân phản ứng như An Sương, Cai Lậy, Phước Tương, Tân Đệ và Bắc Hải Vân… Ngày 15 tháng 2 trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay cảnh côn đồ mặt bịt khẩu trang, tay cầm hung khí như dùi cui, roi điện, bình xịt hơi cay hành hung một chiếc xe ô tô khi xe này qua trạm Bắc Hải Vân. Không may cho nhóm côn đồ này người trên xe là một nhóm nhà báo đang đi điều tra hành vi thu tiền của các BOT và những tay côn đồ đã bị công an bắt sau đó ít hôm.

Chiếc xe bị hành hung là của nhà báo Trương Châu Hữu Danh cùng với hai người bạn là Phương Ngô và Huỳnh Long có hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc nhằm điều tra và đánh các BOT bẩn dọc tuyến đường Nam Bắc. Sau trạm Bắc Hải Vân, khi đi ngang qua BOT Bến Thủy, Nghệ An họ đã bị gây hấn bởi lực lượng CSGT và một nhóm côn đồ mặc thường phục mang khẩu trang màu xanh. Do tình hình nguy hiểm họ chấp nhận trả tiền phí để qua trạm nhưng báo Giao thông Vận tải vẫn đăng bài cho rằng nhóm người này có hành vi gây rối. Rất nhanh sau đó người dân phát hiện ông Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nguyên Tổng Giám đốc CIENCO 4 cũng là một “phần hùn” trong các BOT thuộc tỉnh này kể cả BOT Bến Thủy.

Mặt trái của các BOT bẩn dần dần lộ ra. Lợi ích nhóm không chỉ trong các tay tài phiệt đỏ, các ông trùm bất động sản hay truyền thông mà còn được góp mặt bởi các quan chức chính quyền đang tại nhiệm hay đã về hưu. Họ góp vốn thì ít mà góp “quyền lực” thì nhiều. Quyền lực bao gồm giả lơ cho côn đồ hành hung, cho công an vào cuộc hù dọa, đàn áp những ai muốn chống đối lại quyền lợi của họ… Sự việc diễn ra liên tục trên khắp nước cho đến khi vụ cướp 2 tỷ 200 triệu tiền thu phí tại trạm Dầu Giây hôm mùng 3 tết Kỷ Hợi xảy ra thì khuôn mặt các BOT bị người dân thay nhau vạch ra trước công luận ngày càng nhiều. Số tiền mà BOT Dầu Giây trên đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây thu hàng ngày vượt xa con số mà nó báo cáo lên Bộ Giao Thông Vận tải.

Mấu chốt vấn đề là đây: số tiền thu không hề được báo cáo đúng cho thấy có sự móc ngoặc lớn lao từ các BOT tới nhân viên chính phủ. Mặc dù Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ cao tốc Dầu Giây nhưng kết quả cho thấy có sự gian lận từ BOT lẫn TCĐB khi báo cáo là trạm thu phí không sai phạm vì con số xe hoàn toàn khớp với số tiền mà BOT Dầu Giây khai báo.

Không tin vào kết quả điều tra, người dân tự nghĩ ra cách giám sát của mình. Tập trung thành nhiều nhóm nhỏ chia ra theo dõi suốt ngày đêm bằng cách “đếm” số lượng xe chạy ngang trạm BOT và ghi xuống nhằm đối chiếu, làm căn cứ gửi thẳng cho Bộ GTVT. Việc làm cực kỳ khó khăn và không kém phần gian khổ của họ đã khiến xã hội quan tâm và động viên bằng cách tham gia tùy theo giờ giấc rảnh rỗi của từng người, nấu ăn mang tới cho người ngồi đếm xe, đưa tin hàng ngày lên mạng xã hội cho mọi người theo dõi… Hành động ngoạn mục này của người dân đã khiến cho các BOT lo sợ, họ gửi các báo cáo lên cơ quan công an kêu gọi điều tra, nhưng cho tới nay chưa thấy có đơn vị công an nào nghe theo các báo cáo ấy.

Trường hợp thành công của các nhóm người dân đếm xe cụ thể nhất là trạm thu phí Ninh Lộc, Khánh Hòa. Số vốn mà công ty bỏ ra xây dựng là 1.437 tỷ dự kiến sẽ thu phí 14 năm 5 tháng nhưng sau đó BOT này tự điều chỉnh thời gian thu phí là 21 năm 8 tháng. Hành động phi pháp này nếu không được sự làm ngơ của quan chức các cấp thử hỏi BOT Ninh Lộc làm sao dám tự ý điều chỉnh một con số khó tưởng tượng như thế.

Không những vậy, kết quả sau những ngày ngồi đếm xe qua lại tại đây người dân đã phát hiện BOT Ninh Lộc thu trung bình mỗi ngày là 1 tỷ 100 triệu đồng đó là chưa kể những khoản mua theo tháng và theo quý. Chỉ tính sơ khởi nếu thu liên tục 21 năm 8 tháng thì số tiền thu được sẽ là 8.500 tỷ. So với con số đầu tư 1.437 tỷ thì chủ nhân của nó sẽ lãi bao nhiêu?

Theo TS Hoàng Ngọc Giao trả lời trong một bài phỏng vấn của báo Thanh Niên thì “các dự án BOT của Việt Nam chủ yếu là làm trên nền đường cũ, láng lại theo kiểu ‘tráng men’, mở rộng ra một chút rồi thu phí của dân. Mức phí đặt ra cao ngất ngưởng, kéo dài hàng chục năm nhưng người dân không biết, không kiểm soát được mức độ đóng góp của nhà đầu tư như thế nào. Cái đó dường như nằm trong hợp đồng bí mật giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư”.

Những bí mật giữa các chủ đầu tư và Bộ GTVT rồi ra sẽ dần dần hiện rõ qua hành động “đếm xe” của người dân. Bất kể họ phản ứng thế nào thì những con số thuyết phục từ những bàn tay chai sạn của dân chúng sẽ giúp chính phủ vén bức màn che đậy những hành vi móc túi của các nhóm lợi ích qua các BOT bẩn đang hoành hành cả nước.

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.