Thưởng bị buộc về vườn, rồi sao nữa?

Võ Văn Thưởng, người vừa bị buộc phải từ chức chủ tịch nước, tháng 3/2024. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng CSVN chưa vội giới thiệu ai sẽ ngồi vào ghế của ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị buộc phải từ chức do có liên quan đến những vụ tham nhũng và hối lộ trong giai đoạn chưa vào làm việc ở Trung ương.

Có thể đây là một màn kịch ra vẻ dân chủ trong việc chọn lựa con người  của Hà Nội, nhưng đây cũng có thể là một cuộc giằng co cho chiếc ghế, mà tin đồn hành lang nói sẽ trao cho Tô Lâm.

Vào Thứ Tư, 20 Tháng Ba, đảng cầm quyền ở Việt Nam buộc ông Thưởng từ chức, người mới chỉ được bầu vào năm ngoái. Trước đó, người tiền nhiệm của ông đột ngột bị cách chức do đồn đoán liên quan đến một vụ đại án về công ty Việt Á và kit test COVID-19.

Lúc này, mọi nhận định của giới đầu tư nước ngoài, cũng như các quốc gia có quan hệ ngoại giao Việt Nam đều lo ngại về tình hình chính trị không ổn định.

Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy cao hơn tổng sản phẩm quốc nội, sự ổn định của Việt Nam rất quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động lớn tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á, bao gồm Samsung Electronics, công ty vận chuyển một nửa số điện thoại thông minh của mình từ Việt Nam, và Apple, với nhiều nhà cung cấp chính tại quốc gia này.

Sự “ổn định” đó, vốn đã được bảo đảm trong nhiều thập niên bởi một nhà nước do đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ bằng an ninh đàn áp hà khắc, giờ đây có vẻ kém chắc chắn hơn, mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng những thay đổi trong lãnh đạo hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách quan trọng của đất nước, bao gồm “ngoại giao cây tre” – nhằm duy trì mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng một lúc.

Đằng sau cuộc cải tổ mới nhất là chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, phát động từ năm 2016. Mục đích là xóa bỏ nạn tham nhũng đã lan rộng đến mức ở một số tỉnh, mà có tới 90% người nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải hối lộ, theo một báo cáo được Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác công bố vào Tháng Ba năm 2023.

Chiến dịch này đã được đẩy mạnh trong hai năm qua, với những lời chỉ trích cho rằng nó ngày càng được các phe phái trong đảng cạnh tranh quyền lực sử dụng cho mục đích chính trị, thanh toán phe phái lẫn nhau.

Ông Thưởng, 53 tuổi, bị cáo buộc vi phạm các quy định của đảng, theo một tuyên bố được đưa ra vào Thứ Tư [19/3/2024], trong đó mơ hồ không nêu rõ ông đã làm sai điều gì. Có nguồn tin ông Thưởng đổi lấy vị trí chủ tịch để được hạ cánh an toàn, nhưng cũng có ý nói, phần sai phạm của ông Thưởng vẫn treo lơ lửng ở đó.

Ông Thưởng từ chức vài ngày sau khi công an điều tra thông báo bắt giữ một cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ở miền Trung, với cáo buộc tham nhũng cách đây một thập niên. Vấn đề tiết lộ trên các mạng lưới, cho thấy người này đã phục vụ trong thời gian ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy, tức nắm toàn quyền sinh sát ở đó.

Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam chấp nhận đơn từ chức của ông Thưởng. Dự kiến sẽ bổ nhiệm một quyền chủ tịch cho đến khi đảng quyết định nêu tên ứng cử viên tiếp theo.

Theo giới quan sát thời sự, lựa chọn khả thi nhất là Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, người phải thay thế tạm thời cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đột ngột bị cách chức vào năm ngoái.

Sau đó, đảng mất một tháng rưỡi để chọn ông Thưởng, người vào thời điểm được bầu đã được coi là đồng minh thân cận của Tổng bí thư Trọng.

Theo nhiều nhà phân tích, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thường trực bao gồm Bộ trưởng Bộ Công An quyền lực Tô Lâm và đảng viên kỳ cựu Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, Tô Lâm được coi là kẻ đang khao khát vị trí tổng bí thư, vốn quyền lực hơn nhiều. Chiếc ghế này sẽ được tranh cử vào năm 2026, khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng kết thúc, nhưng cũng có thể nhà lãnh đạo cao tuổi này nhường lại sớm hơn.

Ngay sau khi Thưởng từ chức, các tín hiệu về kế nhiệm của bà Mai có vẻ hoàn toàn lu mờ. Điều này cho thấy Tô Lâm đang nắm chìa khóa để tiếp cận các vị trí quyền lực.

Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam hoàn toàn bị xóa sổ các tổ chức xã hội dân sự và các thành phần bất đồng chính kiến, với các chiến dịch truy bức của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nếu ông Lâm vào được vị trí tổng bí thư, theo nhiều dự đoán, Việt Nam sẽ càng đen tối hơn trong thời đại toàn phần công an trị.

Khiết Văn

Nguồn: Sài Gòn Nhỏ

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.