Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam cần thay đổi nhiều để được công nhận kinh tế thị trường

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (bìa phải) phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, vào ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, trong buổi gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 25/3/2024. RFA phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng độc lập liên quan vấn đề này.

RFA: Thưa tiến sĩ, trong những năm gần đây, lãnh đạo Việt Nam luôn đề nghị, hoặc yêu cầu Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Theo ông, những điều gì cần thiết mà Việt Nam cần thực hiện để được Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Nguyễn Trí Hiếu: Để được công nhận là nền kinh tế thị trường thì điều đầu tiên là phải có một thị trường cạnh tranh. Một thị trường mà có những thành phần được ưu tiên, chẳng hạn như những doanh nghiệp có vốn nhà nước, chiếm một vị trí ưu tiên, thì đó không phải là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Nếu có hiện tượng như thế thì nền kinh tế đó chưa thể được xem là một nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, tất cả những vấn đề thuộc về luật lệ phải thông thoáng hơn. Không những là nó không chồng chéo nha, mà nó còn phải được cởi mở hơn để tất cả những thành phần kinh tế có thể phát huy được sức mạnh của nó. Còn bây giờ có những luật lệ hạn chế sự phát triển của các thành phần trong xã hội. Dĩ nhiên, một nền kinh tế như thế chưa thể được xem là một nền kinh tế thị trường.

Điều thứ ba, một nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong sự phát triển ở mức cao. Tức là những thành phần kinh tế có một sức cạnh tranh, lực lượng lao động có tay nghề với những sản phẩm tốt cho thị trường.

Thành ra, một nền kinh tế thị trường không những phải là một nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, luật lệ không chồng chéo, thông thoáng, mà những thành phần tham gia vào thị trường đó phải ở mức độ cao. Chứ nếu ở mức độ thấp thì chưa thể coi đó là một nền kinh tế thị trường thực thụ.

RFA: Thưa tiến sĩ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ĐCSVN coi là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo. Điều này có là một bước cản để Hoa Kỳ và EU chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường không?

Nguyễn Trí Hiếu: Tại thời điểm này, chắc chắn những nền kinh tế lớn trên thế giới, những chính phủ tư bản trên thế giới vẫn chưa xem nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường thực thụ, bởi chính ngay tại cái định nghĩa ‘Việt Nam là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Thế thì, những chính phủ cũng như những kinh tế gia ngoài Việt Nam vẫn xem cái đuôi ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ là một cái cản trở cho nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế cạnh tranh thực sự. Mà điều đó có lẽ cũng không sai, bởi trong một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vai trò của nhà nước trong nền kinh tế còn rất mạnh mẽ. Có thể nói là còn rất nặng nề.

Với tất cả những yếu tố đó, các nước tây phương vẫn chưa chấp nhận Việt Nam như là một nền kinh tế thị trường. Về tính khả thi thì tại thời điểm này chưa thể được nhưng có thể trong một tương lai gần.

RFA: Theo ông, đến khi nào Việt Nam mới được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường?

Nguyễn Trí Hiếu: Tôi nghĩ rằng trong một tương lai gần là bởi vì những cố gắng của chính phủ Việt Nam để tiến lên nền kinh tế thị trường. Phải ghi nhận những cố gắng đó. Thế nhưng, có thể nói, có một bước tiến thì lại có một bước lùi thành ra nền kinh tế Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ. Một nền kinh tế có thể nói là thị trường, nhưng mà có những khía cạnh phi thị trường. Với những cố gắng rất đáng kể của chính phủ, tôi nghĩ là trong khoảng thời gian ba năm sắp tới, nếu chính phủ có những cải tổ mạnh mẽ về các thủ tục hành chính, về cải thiện môi trường, về thể chế (là bộ máy của nền kinh tế) thì Việt Nam có thể được các nước tây phương công nhận là nền kinh tế thị trường.

RFA: Xin ông cho biết những bước lùi là gì?

Nguyễn Trí Hiếu: Những bước tiến thì rõ rồi, như gia nhập vào những cộng đồng kinh tế thế giới, rồi những cải tổ luật lệ cho nó phù hợp với một nền kinh tế thị trường, những luật về cạnh tranh… Điều đó thì rõ ràng.

Còn những bước lùi là vấn đề như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn hảo; vẫn còn gặp những trở lực. Rồi những quyền lực mềm; những lợi ích nhóm… là những hiện tượng tiêu cực. Những lợi ích nhóm đó dựa vào thế lực của chính trị. Thành ra, một mặt có sự tiến bộ nhưng mặt khác lại có những lực lượng chống lại sự tiến bộ đó. Nó kéo lùi lại nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn như vụ Vạn Thịnh Phát, SCB… rõ ràng kéo lùi tiến trình kinh tế thị trường. Các nhà bình luận, các nhà quan sát ở nước ngoài cũng nhìn thấy rõ đó là những bước lùi của Việt Nam.

RFA: Một số nhận định cho rằng, cái đuôi ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ chỉ là tên gọi, chứ thực chất thì khác. Ông nhận định sao về điều này?

Nguyễn Trí Hiếu: Điều đó không đúng. Nếu nói cái đuôi ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ chỉ là một cụm từ để nhận định hình thức tổ chức của nền kinh tế Việt Nam, chứ thật sự nó không đóng vai trò hay là không thực chất như tên gọi, là không đúng. Cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó ở trên tất cả mọi phương diện.

Chúng ta thấy rằng, mỗi năm Tổng bí thư đưa ra những định hướng cho nền kinh tế Việt Nam từ đầu não của đảng Cộng sản. Tổng bí thư luôn luôn nhắc đến định hướng của Max và Lê Nin. Và từ những định hướng như thế thì cái đường lối, cái kế hoạch kinh tế nó cũng đi theo. Thành ra, không thể nói nó chỉ cái tên gọi chứ không phải là thực chất. Bây giờ có bỏ cái đuôi đó đi thì nó cũng vẫn vậy mà thôi.

RFA: Ông có nghĩ rằng một ngày nào đó, khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường thì cái đuôi ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ sẽ không còn?

Nguyễn Trí Hiếu: Chế độ ở Việt Nam là một chế độ xã hội chủ nghĩa thành ra đảng cộng sản Việt Nam sẽ không từ bỏ cụm từ ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ đâu. Từ đó, chuyện bỏ cái đuôi ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ sẽ là một vấn đề lớn. Đề xuất này, nếu có, sẽ gặp đối lực vô cùng lớn lao và sẽ không thể thực hiện được; không thể xảy ra trong khoảng 20 năm nữa.

RFA: Ngoài những điều chính Việt Nam cần thay đổi như ông đã đề cập, còn những điều gì Việt Nam cần cải thiện, thưa tiến sĩ?

Nguyễn Trí Hiếu: Vài năm nữa, có thể Việt Nam sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường nếu những cải cách mạnh mẽ hơn. Đẩy lùi được nạn tham nhũng, tham ô; đẩy lùi nạn lợi ích nhóm; kiến tạo một xã hội công bằng hơn, cạnh tranh hơn. Ngay cả về vấn đề nhân quyền, tôn giáo cũng phải được cải thiện. Với xu hướng đó thì Việt Nam có thể được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

RFA: Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã dành thời gian cho RFA.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”