TNLT Nguyễn Văn Hóa: Mẹ và câu đùa nhưng rất thật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy ngày gần đây, những tin tức liên quan đến mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị đổ bệnh và phải ra Hà Nội cấp cứu, lòng tôi như thắt lại khi biết rằng chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà bà đã phải làm việc trong môi trường độc hại.

Nhìn hình ảnh bà trong bệnh viện, làm tôi nhớ đến câu chuyện về đứa con của bà – em Nguyễn Văn Hóa. Sâu hơn qua cái vẻ ngoài vô tư của Hóa là một nỗi lo toan cho người mẹ tần tảo của mình. “Chỉ có mẹ là yêu tau (tao) nhất, bây đừng lừa tau” – câu nói đùa mang đậm chất Nghệ Tĩnh, qua ngôn ngữ của Hóa làm tôi nhớ mãi không quên.

Tôi có may mắn được quen biết Hóa – một thanh niên cao gầy nhưng đầy nhiệt huyết. Tôi gặp em trong những ngày đầu khi xảy ra sự kiện Formosa xả thải ra biển Miền Trung làm chết hàng trăm tấn cá trên các bờ biển tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và cả Nghệ An.

Những tiếng pháo hiệu biểu tình từ Nghệ An làm cho người dân cả nước bừng tỉnh. Những cuộc xuống đường tại các giáo xứ như Phú Yên, Song Ngọc tại Nghệ An cũng thu hút bước chân của cậu trai trẻ. Tôi cũng rời bỏ Lâm Đồng do bị bức hại để về lại cố hương và hòa mình vào đời sống của những ngư dân nơi đó. Tại làng chài Tân An – là nơi tôi đã gặp Hóa trong một lần không hẹn mà hò.

Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh và đã vượt đường xa ra tận Nghệ An để trợ giúp cho các Linh mục đang đòi công lý cho các nạn nhân môi trường. Hoá ra giúp Cha Nguyễn Đình Thục điền đơn kiện Formosa, tính toán các thiệt hại và huấn luyện một số em làm truyền thông.

Trong những lần qua giáo xứ Phú Yên, chúng tôi có thời gian gặp gỡ nhau nhiều hơn. Các bạn trẻ thường hay đùa nhau và Hóa thường nhại giọng Diễn Châu để ghẹo lại. Câu nói mà tôi ấn tượng nhất vì tính hài hước qua giọng chua chua của Hóa đáp lại những lời trêu của các bạn nữ: “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau.”

Tuy là một câu nói đùa nhưng khi nhìn bức hình mẹ Hóa nằm trong bệnh viện, có lẽ nó không còn là đùa nữa. Mẹ của Hoá đã bị phản ứng với chất hóa học vì lo cho gia đình. Đứa con út của bà đã bị bắt và kết án dài đằng đẵng – tới 7 năm tù vì giúp các đồng hương là nạn nhân Formosa. Có bà mẹ nào không thương xót khi con bị tù và càng thương hơn khi bị tù mà không có tội. Thời gian ngóng chờ là giai đoạn lâu và dằn vặt nhất. Bao nhiêu câu hỏi và suy nghĩ mông lung trong đầu của những người thân khi thăm viếng hoặc nghe ngóng tin của con em mình.

Có thể mẹ của Hóa không nghe được câu nói mà những bạn trẻ của Hoá từng bấm bụng cười lúc trước. Nhưng tôi nghĩ nếu bây giờ bà nghe được câu nói thân thương đó, chắc chắn bà sẽ ấm lòng hơn. “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau” – đâu phải là đùa – mà là thật – rất thật của một đứa con muốn dấn thân canh tân bản thân và môi trường.

Điều đau lòng nhất của bố mẹ là gì? Có phải là con mình sẽ ăn chơi sa đọa và mối họa cho cuộc đời, cho chính bản thân nó hay chăng? Tôi nghĩ là câu nói đùa của Hóa không phải chỉ cho vui, mà sự thật là như thế. Tình mẹ bao la như biển thái bình, nhưng mấy đứa con nào biết, cho dù đó là công mang nặng đẻ đau.

Mẹ của Hóa có lẽ buồn và lo vì cơn bệnh của mình nhưng có một điều mà bà không phải lo sợ: Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa – là một người con, một công dân, một người tốt bị oan sai mà thôi.

Lao tù vì làm điều tốt, điều lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc của mình thì đâu phải là người xấu, đâu có gì phải hổ thẹn với lương tâm.

Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ, và nhất là với những ai đang là bố, là mẹ, chúng ta nghĩ gì khi có một người mẹ vì con đã đổ bệnh và đứa con vì mẹ mà phải hi sinh cả tuổi thanh xuân trong lao tù?

“Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau”!

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.