TNLT Nguyễn Văn Oai mãn hạn tù: “Dù gì nhà tù lớn cũng đỡ hơn!”

Bạn bè chào đón TNLT Nguyễn Văn Oai được trả tự do hôm 19/1/2022 sau 5 năm tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án.” Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tù nhân lương tâm (TNLT) 37 tuổi Nguyễn Văn Oai hôm 19/1/2022 đã trở về nhà ở tỉnh Nghệ An sau khi hết hạn bản án tù thứ hai.

Anh bị kết án năm năm tù giam hồi tháng Chín, 2017 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án,” sau các cuộc biểu tình lớn của người dân đòi đóng cửa công ty Formosa. Lúc đó, người vợ mới cưới của anh vừa mới mang bầu và đứa con đầu lòng đã lớn lên thiếu vắng bóng cha.

Anh Oai cho RFA biết cảm nhận khi mới đặt chân về đến nhà:

“Thực ra mà nói thì vui và buồn lẫn lộn, vui vì được ra khỏi nhà tù nhỏ về nhà tù lớn, nhưng mà buồn thì đợt này về thấy cô đơn lắm. Không biết là vì dịch hay là vì cái gì, nhưng mà nó cho mình cái cảm giác hơi buồn buồn. Còn vui thì ít nhất về nhà tù lớn nó cũng đỡ hơn là nhà tù nhỏ.”

Nói về bản án năm năm tù, anh Oai cho biết:“Tôi thấy họ áp đặt rất là nhiều, từ hồ sơ khống, từ chữ ký khống rồi tất cả những cái họ làm để vu cáo cho tôi phạm vào hai cái tội đó, làm cho tôi bức bách.”

Và công an cho rằng anh đã kêu gọi người dân biểu tình chống Formosa, nên  bắt giữ để ngăn chặn các cuộc biểu tình tiếp theo.

Được biết, nhà hoạt động người Công Giáo này cũng là một đảng viên Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và thường bị chế độ cộng sản cáo buộc là “phản động.” Anh cho biết trong thời gian tới sẽ ưu tiên ổn định lại cuộc sống, nhưng sau đó vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi các việc làm đóng góp vào những thay đổi ý nghĩa cho đất nước.

Thông qua RFA, anh Oai cũng muốn gửi lời cảm ơn đến với những tổ chức và cá nhân đã quan tâm đến trường hợp của anh trong những năm qua. Đồng thời kêu gọi mọi người tiếp tục chú ý tới những người tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác ở Việt Nam.

Bà Trần Thị Liệu mẹ anh Oai chia sẻ: “Thấy con về thì rất mừng, gia đình cũng nghĩ rằng con nó làm điều đúng cả, chứ không làm điều gì sai.”

Ông Nguyễn Văn Oai (hàng giữa, thứ 5, từ trái) trở về trong vòng tay của người thân. Ảnh: FB Hồ Văn Thạch
Ông Nguyễn Văn Oai (hàng giữa, thứ 5, từ trái) trở về trong vòng tay của người thân. Ảnh: FB Hồ Văn Thạch

Anh là một trong số hàng chục người bị bắt giam trong một đợt trấn áp trên diện rộng, sau làn sóng biểu tình chống nhà máy Formosa hồi năm 2016.

Các cuộc biểu tình đòi đóng cửa nhà máy này kéo dài đến năm 2017 mà cao điểm là các vụ bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hay các cuộc tuần hành đông người của người dân Nghệ An đến Hà Tĩnh để nộp đơn kiện.

Nhà cầm quyền cộng sản đã phản ứng lại làn sóng biểu tình bằng hàng loạt vụ bắt giữ, trong đó có ông Nguyễn Văn Hoá, phóng viên của Đài Á Châu Tự Do, người đã tham gia đưa tin trực tiếp từ hiện trường các cuộc biểu tình.

Nguyễn Văn Oai lần đầu bị kết án hồi năm 2011, khi anh phải chịu bản án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong vụ 14 thanh niên Công Giáo, Tin Lành.

Trong khi trên thực tế các nhà hoạt động trẻ tuổi này vì yêu mến sự thật và công lý, đã hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân trong các nhà máy xí nghiệp ở Bình Dương, tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Sài Gòn. Anh Oai cũng từng là học viên tốt nghiệp khóa học Truyền thông dòng Chúa Cứu Thế và hoạt động trong lãnh vực truyền thông.

Anh Oai cho biết: ‘Lúc làm thủ tục, tôi không ký giấy ra trại vì cho rằng mình không sai và việc họ bắt giam tôi đã sai trái với công lý. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ – nhân quyền ở Việt Nam dù có phải hy sinh tính mạng. Những năm tháng lao tù cộng sản không thể làm tinh thần tôi gục ngã được.”

TS Trần Diệu Chân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.