TNS Hoa Kỳ yêu cầu NT Clinton áp lực nhân quyền lên nhà cầm quyền CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi:
Bà Hillary Rodham Clinton
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520

Thưa Ngoại Trưởng Clinton,

Chúng tôi được biết là Bà sẽ đi Việt Nam tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Các Quốc Gia Đông Á (East Asia Summit) vào cuối tháng này. Tôi trân trọng yêu cầu Bà, trong chuyến công tác này, hãy tiếp tục theo dõi lời tuyên bố của Bà liên quan đến nhân quyền tại Hội Nghị ASEAN vào Tháng 7 vừa qua, và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì đã ôn hoà đòi hỏi những gì họ là chính đáng. Việt Nam cần phải có những biện pháp cụ thể để chấm dứt việc họ liên tục đàn áp dân quyền, nhân quyền và quyền hoạt động chính trị.

Đặc biệt, tôi yêu cầu Bà nêu lên những vấn đề sau đây:

  • Việc giam giữ tùy tiện nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, bị kết án 42 tháng tù vào Tháng 2 vừa qua chỉ vì bà Thủy muốn tham dự buổi xử án của những nhà dân chủ bạn trong năm vừa qua. Bà Thủy đã bị từ chối việc thăm viếng của nhân viên Đại Sứ Quán Hoa Kỳ cũng như của những quan hệ khác mặc dù bà Thủy bị bệnh tiểu đường và ho lao. Theo các nhóm tranh đấu cho nhân quyền bà Thủy mới đây đã báo cáo là đã bị đánh đập, một sự kiện mà nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ, nói rằng đó là do bà Thủy đánh nhau với một tù nhân khác.
  • Việc xử dụng luật hình sự để ghép tội những nhà đấu tranh dân chủ ôn hoà, bao gồm cả việc mới đây bắt giam bốn đảng viên Đảng Việt Tân, một đảng phái đấu tranh đòi dân chủ, và việc kết án hồi tháng Tư bốn người khác bị tinh nghi có liên hệ tới Đảng Vì Dân, là một đảng đối lập khác. Hoa Kỳ cần phải áp lực để nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Dương Âu, ông Phùng Quang Quyền, ông Trương Văn Kim, và cô Trương Thị Tám. Hoa Kỳ cũng cần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ những Điều 79 (xem việc kêu gọi dân chủ là âm mưu lật đổ chính quyền) và Điều 88 (cấm tuyên truyền chống chế độ).
  • Việc sách nhiễu và bắt bớ những blogger ôn hoà như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), mà mới đây lại bị gán thêm tội (theo Điều luật 88) để tiếp tục giam giữ ông sau ngày 20/10/2010 là ngày ông mãn hạn tù; và ông Phan Thanh Hải, bị bắt vào ngày 18/10; và bà Tạ Phong Tần hiện đang bị quản thúc và xách nhiễu tại gia.
  • Việc bắt giữ những người tranh đấu cho quyền lợi của công nhân như ông Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hưng. Những người này sẽ phải ra toà trong tuần này với cáo buộc là phá rối trị an vì bị nghi là đã “xách động” đình công và phát truyền đơn chống nhà nước.
  • Việc giam giữ dài hạn những tù nhân chính trị như ông Nguyễn Hữu Cầu, 63 tuổi, đã bị giam giữ suốt 28 năm qua sau khi viết thư về những hành vi tham nhũng của viên chức chính phủ tại tỉnh Kiên Giang.

Rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang không đáp ứng những nhân quyền căn bản của công dân xứ họ. Giống như Bà, tôi rất mong mỏi ngày mà Việt Nam đáp ứng được những điều mà Việt Nam cam kết trong Hiến Pháp nước họ và trong Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), và để cho công dân của họ được hưởng những quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội.

Cảm ơn Bà đã lưu tâm tới yêu cầu quan trọng này.

Kính thư,

Barbara Boxer
Thượng Nghị Sị Hoa Kỳ

PDF - 264 kb
Boxer – Clinton on VN Human Rights

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…