Tòa án Việt Nam kết án người thứ ba trong số 9 Nhà Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM chuyển dịch

Hà Nội – Một tòa án Hà Nội đã kết tội thêm một nhà đấu tranh dân chủ hôm thứ Năm với bản án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế chỉ vì các bài viết kêu gọi đa nguyên dân chủ, đây là phiên tòa thứ ba trong loạt xét xử các nhà dân chủ trong vòng ba ngày. Ông Phạm Văn Trội, 37 tuổi, bị kết án vì đã vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự của nhà nước Việt Nam, luật này cấm “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Trong khi các nhà đấu tranh dân chủ khác bị kết tội căn cứ theo Điều 88 do đã đưa các bài viết lên Blog hay các trang Web, ông Trội bị kết án chỉ vì đã gửi các email và trao đổi tài liệu với những người quen biết. Một số bài viết của ông Trội tuy cũng đã được đưa lên các trang Web, nhưng ông không bị kết án là đã tự mình đưa các bài này lên.

Các công tố viên nói rằng nhân viên điều tra đã phục hồi được một số chứng cứ từ máy của ông Trội chứng minh rằng ông đã phân tán các tài liệu tới một số người khác. Luật sư bào chữa của ông Trội, ông Huỳnh Văn Đông, phản biện rằng những tài liệu này được gửi đến Inbox trong máy của ông Trội, nhưng ông đã xóa chúng đi.

Ông Trội nói “tôi chỉ thực thi quyền công dân của mình”. “Những tài liệu mà cơ quan an ninh điều tra tìm được đều là thật, nhưng chỉ là những tài liệu mà tôi chia sẻ với bạn bè về những chính sách của Nhà nước mà thôi.”

Các công tố viên còn cáo buộc ông Trội đã bôi nhọ Công An khi tố cáo là đã đánh đập ông trong chuyến đi Lạng Sơn năm 2007. Tòa đã bác bỏ yêu cầu của Luật sư Đông đưa ra các chứng cớ để chứng minh rằng Công An đã thực sự hành hung ông Trội.

Phiên tòa của ông Trội là một trong chín phiên tòa xử các nhà dân báo Blogger và nhà hoạt động dân chủ diễn ra trong tuần này tại Hà Nội và Hải Phòng.

Hôm thứ Ba tại Hà Nội, nhà thơ Trần Đức Thạch, 57 tuổi, đã bị kết án ba năm tù và ba năm quản chế, cũng theo Điều 88.

Hôm thứ Tư, ông Vũ Hùng, một thầy giáo cấp ba 43 tuổi, đã bị kết án ba năm tù và hai năm quản chế (*) với các cáo buộc tương tự.

Vào thứ Năm và thứ Sáu, sáu nhà đấu tranh dân chủ khác bị xử ở Hải Phòng. Đó là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Nguyễn Văn Tính, sinh viên Ngô Quỳnh, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Nguyễn Mạnh Sơn, nhà hoạt động về quyền đất đai Nguyễn Văn Túc, và kỹ sư điện Nguyễn Kim Nhàn.

Công An Việt Nam cũng đã bắt giữ bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà hoạt động dân chủ khác khi bà đang di chuyển tới Hải Phòng để tham dự các phiên tòa tại đây. Bà Thủy đã từng bị tù giam 9 tháng hồi năm 2008, và cũng đã tham dự phiên tòa xử ông Hùng tại Hà Nội ngày hôm trước.

(*) Người dịch: Theo bản án chính thức là 3 năm quản chế chứ không phải 2 năm như bản tin ghi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!