Trận đấu Trump-Pelosi*

Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc vào trưa Thứ Sáu, 25 Tháng Giêng, sau khi nhượng bộ để chính phủ Mỹ hoạt động trở lại. Ảnh: Alex Wong/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lệnh ông và cồng bà

Khi nghe tôi báo tin chính phủ Mỹ sắp mở cửa trở lại, bà vợ tôi ngạc nhiên hỏi: “Chuyện gì vậy?” “Không hiểu gì cả!” bà lắc đầu. Bà không quan tâm đến những biến cố chính trị.

Nhưng trong năm tuần lễ vừa qua, chuyện chính trị lớn nhất ở nước Mỹ là cuộc đấu giữa ông Donald Trump và bà Nancy Pelosi. Ông tổng thống muốn quốc hội chi $5,7 tỷ để xây bức tường. Ông đã dọa trước sẽ “hãnh diện đóng cửa chính phủ” nếu quốc hội không chuẩn chi. Bà chủ tịch Hạ Viện không đồng ý. Thế là chính phủ không có ngân sách để trả lương công chức. Đóng cửa.

Các nghị sĩ hai đảng đã soạn một bản ngân sách tạm thời để mở cửa nhà nước trong mấy tháng, trong đó không nói gì đến bức tường, chuyện này sẽ thương thuyết sau. Lúc đầu ông Trump ủng hộ ý kiến này, nhưng sau không chịu ký. Ông nhấn mạnh: Không có tiền xây tường, không ký, vì biết rằng nếu ký sẽ khiến những cử tri nồng nhiệt ủng hộ ông vì lời hứa xây tường thất vọng.

Cuộc đấu diễn ra trước mắt cả nước Mỹ. Lần chót ông Trump gặp bà Pelosi là ngày 10 Tháng Giêng, 2019, cùng với Nghị Sĩ Chuck Schumer, lãnh tụ Dân Chủ ở Thượng Viện. Ông Trump giận dữ đứng dậy bỏ đi, hai vị khác lủi thủi ra về.

Bà Pelosi chuẩn bị ra đòn. Và bà tìm ra một “yếu huyệt” để tấn công! Đầu Tháng Giêng, bà đã mời ông tổng thống qua đọc thông điệp về tình trạng liên bang trước quốc hội. Nhưng ngày 16 bà viết bức thư “Kính thưa tổng thống” khác, yêu cầu hoãn vụ đó lại, lấy lý do “… kể từ năm 1977, chưa bao giờ bài diễn văn tình trạng liên bang được đọc khi chính phủ đóng cửa.”

Ông Trump trả đũa ngay. “Kính thưa bà chủ tịch Hạ Viện,” ông Trump nói, “Vì tình trạng chính phủ đóng cửa tôi phải hoãn chuyến đi của bà và phái đoàn đi Bruxelles, Ai Cập và Afghanistan,” vì không thể dùng máy bay quân sự như thường lệ. Ông nói thêm, bà có thể đi máy bay thương mại. Và ông Trump tuyên bố sẽ đọc bài diễn văn tình trạng liên bang đúng ngày, 29 Tháng Giêng, 2019.

Không được Hạ Viện mời, ông có thể đọc trước Thượng Viện. Hoặc trước cửa Quốc Hội. Hoặc đọc từ Bạch Ốc. Bà Nancy vẫn ngồi chờ, nhưng không bất động. Bà đưa ra nhiều dự luật ngân sách cho các bộ trong chính phủ, và Hạ Viện thông qua. Ngân sách Bộ Nội An không được đưa ra, để chờ thương thuyết về tiền xây tường. Nhưng các dự luật đó không được Thượng Viện đưa ra bàn, vì biết trước ông Trump sẽ không ký.

Người con rể tổng thống, ông Jared Kushner nhập cuộc, đề nghị ông Trump hòa hoãn. Ngày 21 Tháng Giêng, ông đưa ra một đề nghị: Cho tiền xây bức tường biên giới, ông sẽ tặng cho đảng Dân Chủ một điều mà họ vẫn yêu cầu từ lâu: Cho 700.000 “dreamers” khi còn bé đã theo cha mẹ nhập cư lậu vô Mỹ, được chính thức làm việc, trong ba tháng; cùng 300.000 di dân sắp bị trục xuất.

Bà Nancy Pelosi lắc đầu: Không chịu cái giới hạn ba tháng. Hiện nay các “dreamers” vẫn được quyền làm việc, không có gì mới. Lại bế tắc.

Theo nhật báo Wall Street Journal, một tờ báo nghiêng về đảng Cộng Hòa, ngày Thứ Tư vừa qua, Tổng Thống Trump kể tội ông Paul Ryan, cựu chủ tịch Hạ Viện khi đảng Cộng Hòa còn chiếm đa số. Năm ngoái, ông Ryan đã hứa là sẽ thông qua một ngân sách với tiền xây bức tường! Thế rồi ông ta không làm, mà lại tuyên bố không ra tranh cử nữa! “Bây giờ ông ấy đang đi câu cá!” Ông Trump nói với mấy nhân viên Tòa Bạch Ốc! Tối hôm đó, ông Trump “tuýt” [tweet, BBT web VT] rằng ông chấp nhận hoãn đọc bài diễn văn tình trạng liên bang sau cũng được.

Ngày Thứ Năm, Thượng Viện bỏ phiếu cho hai dự luật để mở cửa chính phủ. Một dự luật của Cộng Hòa dựa trên đề nghị của tổng thống tuần trước. Một dự luật của Dân Chủ, đã được bà Pelosi cho Hạ Viện thông qua. Ai cũng biết rằng không dự luật nào đủ 60 nghị sĩ ủng hộ, là điều kiện tối thiểu để được chính thức thành luật. Nhưng vẫn theo báo Wall Street Journal, ông Trump hy vọng dự luật của ông sẽ được nhiều phiếu hơn của bà Pelosi. Tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa chiếm đa số 53-47.

Nhưng kết quả xảy ra khác. Dự luật Trump được 50 nghị sĩ chấp thuận, 47 chống. Dự luật của Pelosi được 52 phiếu thuận, 44 phiếu chống. Có sáu nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ bà Pelosi, một nghị sĩ Dân Chủ quay sang với ông Trump.

Kết quả này đưa Tổng Thống Trump tới quyết định nhượng bộ. Ông bàn với Phó Tổng Thống Pence, ông con rể Kushner và ông xử lý thường vụ chánh văn phòng Mulvaney, và ngày Thứ Sáu công bố sẽ ký bản ngân sách tạm thời, dù không có tiền xây tường, để chính phủ được mở cửa.

Nhưng nguyên nhân chính khiến Tổng Thống Trump chịu nhường là sau năm tuần lễ chính phủ đóng cửa, tỷ số người ủng hộ ông Trump đã xuống rất thấp, số người coi ông chịu trách nhiệm về việc đóng cửa chính phủ đã lên cao. Gần 800.000 công chức không được lãnh hai kỳ lương. Một số người đã tới nhận trợ giúp của các hội từ thiện và bà Nancy Pelosi có lúc tới đứng phát thực phẩm. Sáng Thứ Sáu, vài phi trường lớn tạm đóng cửa hoặc bế tắc hàng giờ vì không đủ nhân viên kiểm soát không lưu. Càng kéo dài thì càng bất lợi, vì người ta còn nhớ chính ông Trump là người đã dọa sẽ đóng cửa chính phủ.

Nhưng chính phủ chỉ được mở cửa tạm, trong ba tuần! Nếu đến ngày 15 Tháng Hai mà hai bên không thỏa hiệp, ngân sách tạm thời chấm dứt, chính phủ sẽ đóng cửa trở lại. Trong bài nói chuyện ngày Thứ Sáu, 25 Tháng Giêng, ông Trump nhắc lại trong trường hợp bế tắc nữa ông có thể tuyên bố tình trạng khẩn trương, để lấy tiền xây tường. Nhưng làm việc này khó, vì không những sẽ bị kiện mà còn phải thuyết phục dân Mỹ rằng có khủng hoảng ở biên giới. Hiện nay dân ở những vùng biên giới phía Nam không thấy có gì khẩn trương, chính dân ở các tiểu bang miền Bắc như Montana, Bắc và Nam Dakota lại thấy khẩn trương!

Các đại biểu đảng Cộng Hòa cũng dè dặt, vì việc tuyên bố tình trạng khẩn trương của ông Trump, nếu ông làm thật, sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Nếu mai mốt đảng Dân Chủ làm tổng thống, họ có thể lạm dụng “tiền lệ” đó mà tuyên bố tình trạng khẩn trương, bỏ qua quyền giám sát của của quốc hội!

Cho nên, trong ba tuần tới, hai đảng sẽ phải tìm ra thỏa hiệp.

Đảng Dân Chủ đã ngỏ ý tăng thêm tiền chi phí bảo vệ biên giới, cao hơn cả con số $5,7 tỷ; sẽ không nói gì đến tiền xây tường mà chỉ chú ý đến các biện pháp khác. Ông Trump vẫn còn quân bài 700.000 “dreamers” để mặc cả. Nếu hai bên chịu cộng tác, thì có thể mỗi bên nhường một chút.

Trump và Pelosi có thể nhượng bộ lẫn nhau, vì họ đã biểu diễn cả tháng qua để làm vừa lòng các cử tri đã đưa họ lên. Bây giờ họ nhượng bộ vì ích lợi cho đất nước!

Ông Trump được bầu lên với khẩu hiệu chống di dân lậu. Ông từng nói người Mexico qua Mỹ đầy những tay giết người, hãm hiếp. Trong tháng qua, ông đã bảo vệ bức tường biên giới đến cùng. Đảng Dân Chủ của bà Pelosi đã được nhiều cử tri ủng hộ vì họ chống Trump, muốn quốc hội hạn chế quyền hành của ông tổng thống. Trong năm tuần qua, Pelosi tận tình làm bổn phận đó.

Sau khi các cử tri được trấn an, các nhà chính trị có thể bắt đầu “làm việc nước” thực sự.

Bài học đầu tiên của năm tuần lễ chính phủ đóng cửa là: Hai bên phải cộng tác. Nếu không thì hai năm tới sẽ không ai làm được gì cả.

Ngày Thứ Ba tới đây, Tổng Thống Donald Trump sẽ đọc thông điệp về tình trạng liên bang! Bà Nancy Pelosi sẽ ngồi trên bàn chủ tọa.

Bài diễn văn của ông Trump sẽ cho chúng ta biết hai bên có thể cộng tác hay không. Họ có rất nhiều việc có thể cùng làm. Pelosi và Trump đều muốn tái thiết hạ tầng cơ sở nước Mỹ. Cả hai đều muốn giảm giá thuốc trị bệnh cho dân Mỹ, hiện cao nhất thế giới. Cả hai đều báo động nạn thuốc chứa ma túy làm chết mỗi năm mấy chục ngàn người, nặng nhất thế giới. Đảng Dân Chủ cũng muốn ông Trump tấn công Trung Cộng về mậu dịch hơn đảng Cộng Hòa.

Nếu Thứ Ba tới ông Trump dùng diễn đàn này tấn công đối thủ, trong khi Pelosi chỉ biết ngồi nghe và lắc đầu, thì ông sẽ có thể sẽ cho chính phủ đóng cửa lần nữa, trong ba tuần.

Ngược lại, nếu ông bỏ qua các tranh chấp vừa rồi, nhấn mạnh đến các chương trình mà hai bên vẫn đồng ý, thì ông có thể chiếm thế thượng phong.

Riêng bà vợ tôi thì chắc cũng chẳng nhớ Nancy Pelosi là ai. Bà chỉ nói, “Chính phủ mở cửa lại thì vui. Mọi người lại có việc làm bình thường thì tốt!” Bà không biết rằng ông Trump đã thua Pelosi một keo: mặc dù trận đấu chưa kết thúc trước cuộc bầu cử năm 2020.

Chúng ta có câu tục ngữ “Lệnh ông không bằng cồng bà.” Nhưng trong chính trị nước Mỹ, quyền của hành pháp vẫn mạnh hơn lập pháp, và càng ngày càng mạnh thêm. Trong một thế kỷ qua, các vị tổng thống dần dần đã lấn quốc hội.

Trong trận đấu Trump-Pelosi vừa qua, bà chủ tịch Hạ Viện chỉ đạp chân thắng cho tiến trình đó chậm lại, lấy lại một chút thế cân bằng! Và bà sử dụng thứ vũ khí mà hiến pháp cho phép: biểu quyết ngân sách!

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

* Tựa do BBT chọn. Tựa nguyên thủy: Lệnh ông và cồng bà

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.