Trơ trẽn tới mức không tưởng tượng được

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thảm họa môi trường biển miền Trung (còn gọi là sự kiện Formosa) không lọt top 10 sự kiện môi trường trong năm 2016 khiến công luận hết sức kinh ngạc. Ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố 10 sự kiện môi trường nỏi bật trong năm nhưng không có Thảm họa Biển Miền Trung, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về việc này với thái độ hết sức khó hiểu. Thậm chí trang Nhân dân điện tử, báo của Đảng CSVN cũng phải “thắc mắc”: “Trong số 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2016 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, không có sự cố ô nhiễm biển miền trung”.

Tuy báo chí chỉ dám dùng đến từ “sự cố”, “ô nhiễm biển”nhưng cần khẳng định đây là thảm họa môi trường.

Thảm họa môi trường này khiến vùng biển của ít nhất 4 tỉnh ven biển chết, Hàng vạn ngư dân mất nghề, rơi vào cảnh thiếu ăn phải cứu tế.

Thảm họa này gây nên sự phẫn nộ trong nhân dân cả nước. Nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh khác. Có cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia.

Sự kiện này lớn tới mức, nếu bình chọn chỉ 1 sự kiện môi trường thôi thì thảm họa môi trường biển Miền Trung phải được chọn. Nếu xét 1 sự kiện chung của cả nước thì sự kiện này cũng phải được bình chọn.

Ấy thế mà, bình chọn tới cả 10 sự kiện môi trường trong năm, Bộ TNMTvẫn lờ nó đi mà đưa vào đó những sự kiện hầu như chẳng ai nhớ.

Theo Vietnamnet, Đại diện Vụ thi đua Khen thưởng (Bộ TNMT) cho biết “những sự kiện nổi bật, tiêu biểu của năm được Hội đồng bình chọn dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí như: Được dư luận quan tâm; có sức lan tỏa, hiệu ứng đối với xã hội, và mang tính tích cực… đối với xã hội”.

Như vậy thấy rõ quan điểm của Bộ TNMT là “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”, chỉ bình những sự kiện mang tính tích cực thôi. Thế tại sao khi công bố, Bộ TNMT không gọi nó là “10 sự kiện TÍCH CỰC nổi bật của ngành năm 2016” mà lập lờ bỏ chữ tích cực đi.

Được biết Hội đồng bình chọn hầu như không có ai bỏ phiếu cho sự kiện formosa. Tại sao như vậy? Thứ nhất là không còn ai lạ gì việc bỏ phiếu ở Việt Nam. Thứ hai là, khi đã đưa ra qui định phải là “các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt” thì đương nhiên sự kiện này bị loại ngay trước khi bỏ phiếu. Nó chẳng khác gì bỏ cho ai thì bỏ nhưng phải là người miền Bắc, có lý luận.

Khi phóng viên hỏi “Quan điểm cá nhân, ông có bình chọn sự kiện này là sự kiện tiêu biểu hay không?”, Thứ trưởng Bộ TNMTChu Phạm Ngọc Hiển không trả lời thẳng vào câu hỏi. Mặc dù ông đánh giá đây là một sự kiện quan trọng, nổi bật của ngành trong năm qua nhưng khéo léo lảng sang chuyện khoe thành tích của Bộ TNMT như đã nỗ lực khắc phục, kiểm điểm này nọ… Rất tiếc, phóng viên không đặt câu hỏi sát hơn, cụ thể hơn, chẳng hạn “Quan điểm cá nhân, ông có bình chọn sự kiện này vào top 10 sự kiện tiêu biểu hay không?” thì ông hết đường lảng.

Đại diện Vụ Thi đua Khen thưởng Bộ TNMTcòn đổ cho sự kiện Formosa không phải của riêng Bộ TNMT: “Sự cố Formosa gây hậu quả nghiêm trọng là một sự kiện lớn của cả nước trong năm 2016. Việc tìm ra nguyên nhân, xử lý trách nhiệm bên gây hậu quả, khắc phục, cải tạo môi trường biển… là kết quả của nhiều Bộ, ngành chứ không riêng Bộ TNMT”.

Ông này cố lờ đi nguyên nhân để phủi trách nhiệm, nhấn mạnh việc khắc phục hậu quả là của nhiều ngành để đổ cho việc này là việc chung của cả nước. Cứ theo lý cùn này thì vụ quan chức ngân hàng làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng bị đưa ra truy tố, nhưng không phải việc là của ngành ngân hàng mà trách nhiệm của cả công an, viện kiểm sát, tòa án… chăng, vì các ngành này góp phần “khắc phục” bằng cách bắt ông quan chức kia… bỏ tù. Có khi họ còn đổ cho cả… nhân dân nữa chưa biết chừng. Ông Nguyễn Sinh Hùng chẳng đã từng nói “Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai” đó sao.

Nếu cứ theo giọng của Bộ TNMT thì sự kiện nào cũng của cả nước chứ chẳng phải của riêng bộ ngành nào. Nhưng rõ ràng, thảm họa môi trường, trách nhiệm hàng đầu là của Bộ Tài nguyên – Môi trường chứ ai vào đấy.

Một sự kiện chấn động đất nước như Formosa – thảm họa biển Miền Trung mà Bộ TNMT không xếp vào 10 sự kiện môi trường trong năm, không chỉ là tư duy “tốt khoe, xấu đậy” mà còn nhằm mục đích lừa bịp dư luận, làm giảm đi trách nhiệm, tội trạng của những kẻ đã gây nên thảm họa ấy. Tuy nhiên, cách họ làm và lối giải thích của họ cho ta thấy một thái độ trơ trẽn tới mức không ai tưởng tượng được.

7/1/2017

Phụ lục:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà ký được công bố ngày 4/1. Theo đó, 10 sự kiện bao gồm:

1. Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

2. Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường và ban hành chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

3. Lần đầu tiên, quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/1/2016.

4. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 25/11/2016.

5. Việt Nam tham gia Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF).

6. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016.

7. Ký kết, phê duyệt thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận.

8. Phát hiện mới về khoáng sản đồng và quặng urani tại xã Đắk Ruồng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

9. Hoàn thành Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào tỷ lệ 1/50.000, đính kèm nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam – Lào, hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào.

10. Thực hiện phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử thông qua sử dụng hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc gắn với chữ ký số và các ứng dụng công nghệ thông tin.

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.