Trung Quốc đối phó với công nghệ AI ra sao?

Nguồn: MetaNews
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch đã tiết lộ chuyện trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc cho lưu hành một tập tài liệu, nói về định hình sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong vài năm phải được định hướng rõ là “chủ quyền kỹ thuật số” – ám chỉ khả năng của một quốc gia trong việc phải biết kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình, bao gồm quyền tự chủ đối với phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Các đợt cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là cơ hội thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi độc lập về công nghệ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến nghiên cứu cơ bản về AI.

Khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện, cho thấy tiềm năng phá vỡ các rào cản bị kiểm duyệt hoặc bưng bít từ giáo dục, tin tức đến dịch vụ… Trung Quốc đã ra chỉ thị là muốn phát triển các ChatGPT cây nhà lá vườn của mình, không chỉ để đảm bảo quyền kiểm soát cách dữ liệu truyền qua các công cụ đó, mà còn để tạo ra các sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị của chủ nghĩa cộng sản.

Nhờ chuẩn bị trước, dự kiến ​​ra mắt vào tháng 3 năm này, robot đàm thoại của Baidu trước tiên sẽ được tích hợp vào công cụ tìm kiếm của hãng, theo tin từ The Wall Street Journal. Điều đó cho thấy chatbot sẽ chủ yếu tạo ra kết quả bằng tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, mô hình học sâu được đào tạo trên cả nguồn dữ liệu tiếng Trung và tiếng Anh, bao gồm cả thông tin thu thập được bên ngoài Bức tường lửa vĩ đại, cơ sở hạ tầng kiểm duyệt internet phức tạp của đất nước này.

Giống như tất cả mọi kênh thông tin trói buộc con người ở Trung Quốc, chatbot của Baidu chắc chắn sẽ phải tuân theo các quy định và quy tắc kiểm duyệt của Bắc Kinh. Hiện điều này đã xuất hiện cụ thể, như ứng dụng chuyển văn bản thành hình ảnh của công ty ERNIE-VilG, đã từ chối câu từ bị coi là “nhạy cảm” về chính trị. Nhưng AI đàm thoại xử lý các yêu cầu phức tạp hơn nhiều so với trình tạo hình ảnh — nên người ta vẫn theo dõi xem đứa con cưng của Bắc Kinh là Baidu sẽ vượt qua ranh giới giữa sự kiểm duyệt hạn chế, để được sự tự do và sáng tạo cho bot của mình như thế nào?

Ngày 10 tháng Giêng năm nay, Trung Quốc đã ban hành Quy định áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động tại Trung Quốc về AI. Không có gì đáng ngạc nhiên, đây chỉ là những ràng buộc các giá trị tự do chính trị, hay phi xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh, vốn sẵn sàng hạn chế trước, và giám sát bằng công an hầu hết các hình thức dịch vụ internet tiêu dùng, chẳng hạn như trò chơi, phương tiện truyền thông xã hội và video ngắn. Chẳng hạn, quy định nhưng rất chung và mơ hồ như “người dùng bị cấm sử dụng AI tổng quát để tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho ‘an ninh quốc gia,’ gây tổn hại đến lợi ích công cộng hoặc bất hợp pháp.”

Có nghĩa hôm nay, ở Việt Nam với hàng rào còn lỏng lẻo của quy định về AI và internet, nhiều người đang cười vui về các câu hỏi được AI trả lời như “Anh Lê Văn Tám có là anh hùng Việt Nam?”… thì sớm muộn gì, những loại câu hỏi có tính tạo dữ liệu sẽ bị coi là phản động và đang âm mưu ‘mớm’ cho kho nhập dữ liệu tự động, có thể bị khép vào điều 117 “Tuyên truyền chống nhà nước” chẳng hạn. Đó là chưa nói, với lực lượng tuyên truyền được nuôi hùng hậu, việc chồng dữ liệu thay thế, câu trả lời là “đúng vậy” không cần chú giải, sớm muộn gì cũng bắt gặp ở nhiều nơi.

Hiện ở Trung Quốc, các bản thử nghiệm đàm thoại AI của Baidu, đang được triển khai với hàng trăm ngàn người bằng điều kiện qua định danh đúng của căn cước. Tính ẩn danh không thực sự tồn tại trên internet Trung Quốc vì người dùng thường được yêu cầu liên kết tài khoản trực tuyến của họ với số điện thoại được đăng ký với ID chính phủ của họ. Các nhà cung cấp AI tổng quát cũng được yêu cầu tương tự để xác minh người dùng bằng số điện thoại di động, ID hoặc các dạng tài liệu khác. Có nghĩa là, ngay cả khi bạn viết một câu mơ hồ hỏi AI rằng “Chủ tịch có đánh rắm không?”, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân bất thường vì chính định danh chính xác của mình.

Cùng với nhiều trường hợp về giả mạo hay lạm dụng công nghệ, người dùng vi phạm các quy định này sẽ phải đối mặt với nhiều mức hình phạt khác nhau. Tương tự như các hãng hàng không, các nhà khai thác dịch vụ AI địa phương được yêu cầu lưu giữ hồ sơ về hành vi bất hợp pháp và báo cáo cho các cơ quan hữu quan, để cấm không còn được tham gia hoặc bị theo dõi vĩnh viễn.

Ngoài ra, các nền tảng cũng luôn đưa ra cảnh báo, hạn chế sử dụng, tạm dừng dịch vụ hoặc thậm chí đóng tài khoản của những người vi phạm quy tắc xã hội chính trị – cao hơn – là sau tiếng gõ cửa, bạn sẽ thấy nhân viên công an đứng trước nhà mình.

Tuấn Khanh

Nguồn: FB Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.