Trung Quốc ve vãn ASEAN

Bắc Kinh vừa cử Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa đi thăm Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei và Philippines trong mục đích ve vãn các nước này. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Quốc trong những năm gần đây, càng ngày càng để lộ tham vọng bành trướng mà không cần che đậy dưới cái vỏ bọc êm ái “trỗi dậy trong hòa bình.” Đối với triều đại Tập Cận Bình, chính sách “ẩn mình chờ thời” đã lùi vào quá khứ. Chính vì thế từ Á sang Âu, Trung Quốc đang bị cô lập, lánh xa bởi thái độ hung hăng kẻ cả trong hành vi ngoại giao nước lớn của mình.

Đặc biệt là từ sau khi bị Mỹ lên án và bác bỏ toàn bộ yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, đồng thời trừng phạt 24 công ty và viên chức Trung Quốc liên quan đến việc bồi đắp các đảo nhân tạo; Tập Cận Bình cảm thấy bị mất mặt đối với khối ASEAN, đặc biệt là đối với những quốc gia ven biển.

Vì thế trong khi tham dự hội nghị trực tuyến với các Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng tố cáo Mỹ có những hành vi khiêu khích ở Biển Đông, qua các hành động phô trương lực lượng hải quân trên vùng biển này. Trên thực tế nhiều năm qua, chính Trung Quốc là người liên tiếp gây ra tình trạng bất ổn trên Biển Đông bằng chính sách dùng sức mạnh tàu chiến bắt nạt láng giềng, đưa ra “chủ quyền lịch sử” để thủ đắc biển đảo chưa bao giờ là của mình.

Nhưng đồng thời Vương Nghị cũng dịu giọng cho rằng, Trung Quốc không muốn ăn hiếp các nước ASEAN mà chỉ muốn hợp tác. “Hoà bình và ổn định là lợi ích chiến lược lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.” Bộ Trưởng Vương Nghị cũng hứa hẹn cố gắng thảo luận với ASEAN để sớm hoàn tất  Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông (COC – Code of Conduct) trước năm… 2025.

Đây đúng là giọng điệu câu giờ của Bắc Kinh, vì đến năm 2025, chắc chắn Trung Quốc đã chiếm hết các đảo ở Trường Sa và tàu chiến Trung Quốc dễ dàng có cơ hội tiến xuống Nam Á. Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) chính là bước tiếp theo cần thiết sau Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông (DOC) đã được ký kết, nhưng đã bị Trung Quốc trì hoãn suốt hai thập niên qua. Trong thực tế, Bắc Kinh dùng đàm phám COC để chiêu dụ các nước ASEAN không ngả theo Hoa Kỳ trong lúc Bắc Kinh âm thầm bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông.

Sau chuyến đi thất bại của Vương Nghị tại Âu Châu vì bị Đức phản ứng thẳng thừng khi họ Vương đe dọa Cộng Hoà Séc nặng lời, Bắc Kinh cử Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đi thăm Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei và Philippines trong mục đích ve vãn các nước này. Ngoại trừ Indonesia, bốn nước còn lại đều có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Được biết tại Indonesia, Ngụy Phượng Hòa đã đề nghị cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ quân sự ở cực nam Biển Đông nhưng đã bị Indonesia từ chối. Đối với tính toán của Bắc Kinh, đây là một vị trí có tính cách chiến lược một khi xung đột với Mỹ thành một cuộc chiến tranh cục bộ và eo biển Malacca giữa Indonesia và Malaysia bị hải quân Mỹ và đồng minh khóa chặt.

Chẳng những tại Indonesia, Trung Quốc còn có tham vọng thiết lập nhiều căn cứ tiếp liệu về kinh tế lẫn quân sự làm bàn đạp cho sáng kiến Một vành đai Một con đường. Điều này cũng giống như Trung Quốc ráo riết thúc đẩy dự án đào một con kênh từ vùng Kra của Thái Lan đến Malaysia. Mục tiêu của Trung Quốc là có thể nhanh chóng điều động tàu chiến đến Ấn Độ Dương khi cần mà không phụ thuộc vào hải lộ Biển Đông.

Nhìn chung, chuyến đi của Ngụy Phượng Hòa nhằm 3 mục tiêu:

1/ Giải độc những tố cáo của Hoa Kỳ về các hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này xem ra khó thành công vì chính sách mở rộng lãnh thổ biển của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của chiến lược biến Trung Quốc thành bá chủ thế giới trong thời đại Tập Cận Bình. Quá nhiều hành vi bất xứng của Bắc Kinh để lộ sau dịch Covid-19 đã khiến thế giới từ e dè sang giận dữ, lánh xa.

2/ Rao bán dự thảo Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông (COC) để tìm cách loại Hoa Kỳ ra khỏi các yêu sách trong COC, với lý do Hoa Kỳ là quốc gia không ở trong khu vực. COC không có Hoa Kỳ sẽ đồng nghĩa với sự thao túng nặng nề hơn nữa của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ là chỗ dựa vững chắc cho các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, kể cả Đài Loan, Nhật Bản.

3/ Tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong ASEAN để cạnh tranh với sự vận động của Hoa Kỳ hiện nay. Song song với quan hệ quân sự, Trung Quốc hy vọng quan hệ kinh tế, thương mại được mô tả một cách hấp dẫn “đôi bên cùng có lợi” là đòn bẩy đưa đến sự ủng hộ to lớn của các nước đối với quan điểm của Bắc Kinh.

Việt Nam với chính sách “Ba Không” đầy chông chênh, chắc chắn không nằm ngoài các chiêu thức nói trên của Trung Quốc. Nhất là Việt Nam hiện nay đang là chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2020 và vừa chủ trì Hội Nghị Bộ Trưởng các Quốc Gia Đông Nam Á lần thứ 53 qua hình thức trực tuyến. Do đó, hôm 12 tháng Chín vừa qua, hội nghị này kết thúc tại Hà Nội mà không đưa ra được giải pháp nào cho hồ sơ Biển Đông.

Lần này Việt Nam đang bị Hoa Kỳ hớp hồn với những hứa hẹn cung cấp 5 triệu USD thành lập Học Viện YSEALI (Sáng Kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á) và Trung tâm CDC cho khối ASEAN được đặt tại Hà Nội với ngân sách dự trù là 3,9 triệu Mỹ Kim. Trước đó vào cuối tháng Bảy, 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận “Tăng cường thực thi pháp luật về thủy sản” mà mục đích chính là hứa hỗ trợ ngư dân Việt Nam trên biển nếu bị Trung Quốc bắt nạt.

Những diễn biến trên cho thấy trước sự tiếp cận mềm dẻo của Hoa Kỳ, Trung Quốc buộc phải đổi chiêu. Thay vì áp dụng kiểu “ngoại giao chiến lang” (theo tựa phim Wolf Warriors của Trung Quốc) trong thời Covid-19 thì nay đã thấm đòn trừng phạt của Hoa Kỳ, nên Bắc Kinh quay qua chiến thuật ve vãn để dụ dỗ khối ASEAN.

Tóm lại, chuyến đi thăm một số quốc gia trong khối ASEAN của Ngụy Phượng Hòa không gì khác hơn là mang một vài củ cà-rốt để dụ khối ASEAN đừng chơi với Hoa Kỳ. Nhưng ASEAN và thế giới còn lại có dám xích lại gần Trung Quốc hay không, và quan trọng hơn hết, Bắc Kinh có phải là nơi xứng đáng cho mọi người đặt trọn “niềm tin chính trị” không, đó lại là chuyện khác.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.