Từ chuyện bầu cử: Nhìn sang Thái Lan, ngẫm về Việt Nam

Các ứng cử viên thủ tướng Thái: Paetongtarn Shinawatra (giữa), Srettha Thavisin (phải) và Chaikasem Nitisiri (trái) chào công chúng tại sân vận động the Thunder Dome Stadium, Bangkok, 5 tháng Tư. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phần lớn những người lãnh đạo hay phát ngôn nhân của các đảng chính trị lớn và trung đều khá trẻ. Paetongtarn Shinawatra, con gái út của Thaksin Shinawatra, mới 36 tuổi, ứng viên của đảng Pheu Thai.

Chủ Nhật 14 tháng 5 này, người dân Thái sẽ đi bỏ phiếu để bầu chọn những người đại diện của mình vào quốc hội. Bầu cử này rất quan trọng không những cho đất nước và người dân Thái, mà còn ảnh hưởng đến địa chính trị vùng. Trong nước, nếu đối lập Thái thắng, mà mọi dấu hiệu hiện nay đều cho thấy là như vậy, nền dân chủ tại Thái Lan sẽ được củng cố và đất nước sẽ đi qua một bước ngoặc mới. Hiến pháp Thái sẽ được viết lại, trong đó vai trò của quân đội sẽ giảm thiểu để củng cố chính trị và giảm thiểu nguy cơ quân đội khuynh loát. Ngoài nước, quan hệ ngoại giao, thương mại và an ninh giữa Thái Lan và Miến Điện, giữa Thái Lan và Trung Quốc, cũng như giữa Thái Lan và Hoa Kỳ, sẽ thay đổi nhiều nếu là chính quyền dân chủ, không phải quân phiệt.

Nhìn chung, không chỉ người dân Thái háo hức chủ động đi bỏ phiếu để thay đổi tương lai đất nước của mình, sau hai thập niên bất ổn. Bao nhiêu chính quyền và người dân trong vùng và xa xôi cũng trông chờ kết quả bầu cử kỳ này.

Tuy kết quả sơ khởi sẽ được biết vào, hay sau, Chủ Nhật này, kết quả sau cùng về đảng nào sẽ đủ ghế để hình thành chính quyền, và ai sẽ làm thủ tướng, có lẽ một thời gian sau. Có khi đến tháng Bảy mới biết kết quả. Trừ khi đảng đối lập là Pheu Thai, hay Move Forward Party, đều thắng lớn và liên minh với nhau, hoặc liên minh với các đảng chính trị khác. Hai đảng này liên minh với nhau thì có khả năng đủ ghế nắm quyền, nhưng sẽ làm cho phía quân sự và bảo thủ lo âu, đưa đến nguy cơ bất ổn chính trị về sau. Tóm lại, tuy có dấu hiệu phe đối lập sẽ thắng cử lớn, điều vô cùng quan trọng trong nền chính trị Thái là khả năng thương lượng giữa các đảng chính trị sau bầu cử để tạo thế liên minh mạnh và ổn.

Lần này 500 ghế sẽ được bầu lại, trong đó 400 ghế được bầu từ các khu vực bầu cử từng dân biểu, và ứng viên nào được nhiều phiếu trước sẽ thắng (first-past-the-post voting); 100 ghế còn lại nằm trong một lá phiếu riêng mà cử tri dùng để bầu trực tiếp cho các đảng chính trị ghi danh. Muốn thành lập chính quyền không phải chỉ cần 251 ghế trở lên, mà là 351. Lý do là theo hiến pháp Thái, muốn hình thành chính quyền thì phải có đa số ghế, bao gồm 500 ghế hạ viện cộng với 200 ghế thượng viện, tức phải có 351 ghế trở lên.

Trong khi đó 200 ghế thượng viện hiện nay, nhiệm kỳ 5 năm kể từ năm 2019, chưa cần bầu lại, nhưng số ghế này mang tính cách quyết định để các đảng liên minh với nhau hình thành chính quyền. Đây là sự dàn dựng của phía chính quyền kể từ bầu cử năm 2019, do phía quân đội đưa ra mà đại diện là Thủ tướng Prayut Chan-o-cha hiện nay. Cũng vì nguyên do này nên rất khó để bất cứ một đảng nào chiếm được hơn quá bán 350 ghế.

Cuộc vận động bầu cử tại Thái Lan trong những tuần qua rất là sôi động vì tính cách lịch sử và tầm quan trọng của kỳ này. Trong bao nhiêu điều tích cực và lạc quan này, xin được tóm tắt ba điều đáng chú ý nhất, như sau.

Một, là tính cách trẻ. Phần lớn những người lãnh đạo hay phát ngôn nhân của các đảng chính trị lớn và trung đều khá trẻ. Paetongtarn Shinawatra, con gái út của Thaksin Shinawatra, mới 36 tuổi, ứng viên của đảng Pheu Thai. Cô vừa mới sinh đứa con thứ hai cách đây gần 2 tuần. Hai ngày sau cô đã bắt đầu lại chiến dịch vận động tranh cử. Cuộc thăm dò mới đây cho biết có 27,55% người dân Thái muốn tín nhiệm cô làm thủ tướng Thái. Pita Limjaroenrat, người đứng đầu đảng MFP [Move Forward Party], cũng chỉ mới 42 tuổi, vượt qua mặt cô Paetongtarn đứng đầu danh sách người được ưa chuộng làm thủ tướng nhất, 29,37%. Những khuôn mặt trẻ sángđầy năng lực, là thế hệ mới tại Thái Lan đang tích cực tham gia gánh vác chuyện quốc gia. Trong khi những người lớn tuổi khác như Srettha Thavisin của Pheu Thai, hay đương kiêm Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, thì không được nhiều cử tri ủng hộ làm nguyên thủ quốc gia.

Hai, là tính năng động. Trong gần ba năm qua, khát vọng thay đổi nền chính trị và năng lượng tích cực đã tự nó chuyển hóa nước Thái. Bao nhiêu nhà hoạt động làm tất cả những gì cần làm để góp phần tạo niềm hy vọng thay đổi. Có người cạo đầu. Có người đổ sơn lên đầu. Có người khoả thân. Tất cả chỉ muốn bày tỏ khát vọng thay đổi chính trị. Bất chấp sự đàn áp thô bạo của cảnh sát, vòi nước, hơi cay, v.v… hàng ngàn người vẫn xuống đường đòi thay đổi hiến pháp, thay đổi chính quyền, và cải tổ luật khi quân. Trong những tháng ngày qua, những người như Rukchanok Srinork, 28 tuổi, đạp xe đạp với loa cầm tay đi khắp nơi vận động cho chính mình, ứng viên cho đảng MFP. MFP đang tiến hành một chiến dịch bầu cử táo bạo và thách thức, và chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới trẻ.

Ba, là tính đa nguyên. Kỳ bầu cử này có tổng cộng 70 đảng chính trị tham gia, trong đó 67 đảng tranh cử cho 100 ghế dành riêng cho đảng phái. 43 người tranh chức thủ tướng, 4.781 người tranh cho 400 ghế dân biểu và 1.898 tranh cho ghế đảng. Các đảng chính trị nổi bật là Thai Sang Thai Party, Move Forward Party, Chart Thai Pattana Party, Bhumjai Thai Party, Pheu Thai Party, Phalang Pracharath Party, United Thai Nation, Ruam Thai Sang Chart Party, Democrat Party. Có lẽ sẽ không có đảng nào đủ mạnh để đứng một mình thành lập chính phủ, nội các hay bầu chọn thủ tướng. Nếu Pheu Thai hay MFP liên minh với đảng của quân đội như Phalang Pracharath Party hoặc United Thai Nation thì khả năng đảo chánh sẽ giảm thiểu, nhưng lại có thể mất đi cử tri ủng hộ mình. Chính tính đa nguyên này đã làm nên một nước Thái đầy năng động.

Ngọn gió thay đổi lớn đang thổi mạnh tại quốc gia Thái Lan. Phong trào dân chủ đang chiếm ưu thế trong khi liên minh phía quân sự giữa Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan, hai người đứng đầu cuộc đảo chánh năm 2014, đã tan rã. Tuy tòa án hiến pháp, ủy ban bầu cử và ủy ban chống tham nhũng của Thái được nhét đầy bởi những người được xem là trung thành với chính phủ quân sự, những gì đang xảy ra trên đất Thái rõ ràng là sự chuyển mình tích cực và mạnh mẽ, nhanh hơn dự đoán của cả những nhà hoạt động đấu tranh.

Chỉ trong vòng hai năm, sự đàn áp bắt bớ những nhà hoạt động và các cuộc biểu tình của giới trẻ Thái đã làm phong trào gần như tan rã. Bây giờ niềm hy vọng lạc quan về dân chủ tràn đầy trở lại.

Tính cách trẻ, năng động và đa nguyên của xã hội Thái Lan đang tạo sự chuyển mình của nước này. Cho đến khi nào Việt Nam mới hội đủ các điều kiện này nhỉ?

Phạm Phú Khải

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.