30/4 - 44 Năm Nhìn Lại

Từ “đánh cho Mỹ Cút” để “rước Tàu và đón Mỹ trở lại”

44 năm sau "đánh cho Mỹ cút” để “rước Tàu và đón Mỹ trở lại”.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

30 tháng 4, 1975 đánh dấu sự kết thúc cuộc chinh phục miền Nam Việt của Cộng Sản Bắc Việt sau 21 năm chia đôi đất nước (1954 – 1975).

Trong cuộc chiến này, khi đưa quân vào miền Nam, mục tiêu của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng tuyên truyền đối với nhân dân miền Bắc là “đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào, để giải phóng đồng bào ruột thịt miền Nam”. Cho nên hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Bắc với lý tưởng yêu nước của tuổi trẻ đã xuôi Nam sẵn sàng chấp nhận sinh Bắc tử Nam.

Sau 30 tháng 4, 1975, trong say men chiến thắng vì mục tiêu “Mỹ Cút Nguỵ nhào” đã đạt, nhiều bộ đội và nhân dân miền Bắc không khỏi ngỡ ngàng khi thấy mình lại đi giải phóng những người mà cuộc sống sung túc, thoải mái hơn hẳn chính mình và bà con mình ở miền Bắc gấp nhiều lần. Nhà văn Dương Thu Hương đã ngồi xuống ven đường mà khóc như bà đã kể, khi chợt nhận ra mình đã bị lừa và những hy sinh của đồng lứa thật vô ích.

Hơn 40 năm sau: Hiểm hoạ Bắc thuộc đang rõ nét hơn bao giờ hết! Người Tàu đang chiếm lĩnh Biển Đông và các vùng chiến lược của đất nước, đang chi phối mọi công trình xây dựng chiến lược, và thao túng thành phần lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, v.v. là điều mà đại đa số người dân đều biết không cần phải kể giông dài ra đây.

Té ra, cuộc chiến để cho Mỹ cút, mà rước Tàu. Người dân có thể tự hỏi: giữa Mỹ và Tàu, ai có dã tâm và bản chất xâm lược tàn bạo hơn ai?

Nhưng đồng thời ta cũng thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam lại cũng vo ve muốn đón Mỹ trở lại, qua những nỗ lực ngoại giao cũng như đón chào các chiến hạm của Mỹ đến nước Việt, mà đỉnh điểm đang được chờ đợi là chuyến viếng thăm Mỹ dự kiến trong năm nay của Tổng Bí Chủ Nguyễn Phú Trọng để “xây dựng quan hệ chiến lược với Mỹ”.

Thế là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam mà Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành có thể được tóm gọn là một cuộc chiến tranh “đuổi Mỹ, rước Tàu và đón Mỹ trở lại!” Một cuộc chiến tranh phi nghĩa vô ích đã làm tiêu hao bao sinh lực dân tộc.

Trong cuộc chiến này, tổn thất nhân mạng của dân hai miền là khoảng 4 triệu người đã tham chiến, thì miền Bắc có khoảng 850 ngàn liệt sĩ và từ 500-600 ngàn thương binh, miền Nam mất 320 ngàn binh sĩ với trên một triệu lính bị thương, theo thống kê tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Tổn thất vật chất thì không tính nổi với bom đạn liên tục trong 20 năm.

Tổn thất về tinh thần thì lại càng khó tính hơn với những đau khổ từ sự mất mát đổ vỡ, từ những chấn thương tâm lý gây ra bởi chiến tranh.

Cho nên nhìn kỹ lại thì cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ cứu nước là một cuộc chiến mà thành phần thua cuộc không phải chỉ có bên miền Nam mà cả dân tộc hai miền đều thua và chỉ có thiểu số lãnh đạo CSVN là thắng, vì họ đã đạt được mục đích là cướp được chính quyền một cách trọn vẹn, để có thể ngồi trên đầu toàn dân hai miền Bắc Nam, thâu tóm cả giang san tiền rừng bạc bể về trong tay họ.

Trong lúc chiến tranh đang tiếp diễn dù sinh và tài lực phải đổ vào cuộc chiến giữ nước, mức sống của miền Nam (VNCH) lúc đó vẫn đã ngang tầm hay hơn chút đỉnh các nước trong khu vực Á Châu như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mã lai, v.v… là các xứ đang hưởng hoà bình để dồn tâm xây dựng đất nước.

Nếu không có Đảng CSVN lãnh đạo, và cuộc chiến tranh ở trên, chắc chắn nước ta giờ đã trở thành cường quốc phát triển ít nhất là bằng Hàn Quốc chứ không lẹt đẹt thua xa họ như hiện nay.

Cho nên khi Đảng CSVN ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 là họ ăn mừng chiến thắng của họ chứ không phải chiến thắng của dân tộc. Và thật vô liêm sỉ khi họ bắt toàn dân, những người thua cuộc, cùng ăn mừng chiến thắng của họ.

Văn Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.