Từ “Tiền Dân” Đến “Tiền Nhà Nước” Để Xác Định Quyền “Ông Chủ”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THUẾ! Hình thức bóc lột tinh vi và dã man nhất của thế lực cai trị.

Một trong những phát minh quan trọng và có lẽ lâu đời nhất của giai cấp thống trị đó là hình thức bóc lột bằng cách bắt giai cấp bị trị, đóng nộp một khỏan tiền phí “được sống” cho “thiên tử” đại diện của giai cấp cai trị, khoản lệ phí đó được người ta gọi là nôm na là nghĩa vụ nộp “thuế”.

JPEG - 10 kb

Theo như lý giải của giai cấp thống trị thì mọi của cải trong trời đất đều là của vua tức “con trời”… Từ ruộng đồng rừng núi của cải vàng bạc, cho chí các con dân đều do một tay vua thay trời trị vì cai quản, do vậy con dân phải có nghĩa vụ nộp tô cho kẻ thay trời cai quản nó… Sự dối trá vĩ đại này, như một định lý bất thành văn, được truyền từ đời này sang đời khác đã hàng ngàn năm công việc bất hạnh nhất và gây đau khổ sợ hãi nhất cho thế lực bị trị, đó là nghĩa vụ phải nộp thuế cho giai cấp cai trị.

Nhà nước phong kiến với nguồn thu duy nhất là thuế để đưa vào ngân khố triều đình, đã sử dụng để phục vụ vua, trả lương cho quan lại, bộ máy cai trị và nuôi quân đội, mức đóng góp thuế tuy theo lương tâm của “thiên tử”, gặp ông vua sáng thì đời sống của dân dễ thở. Nhưng gặp phải hôn quân bạo ngược thì sưu cao thuế nặng đè lên đầu người nông dân khốn khổ.

JPEG - 56.4 kb

Ngày nay, hình thức chi thu thuế được xem như là một yếu tố sống còn của bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế nào trên thế giới (Có lẽ duy nhất chỉ có Bắc Hàn là quốc gia không dựa nhiều vào thuế). Việc sử dụng các sắc thuế được các quốc gia trên thế giới vận dụng rất đa dạng, đầu vào là các sắc thuế là các giá trị kinh tế được tính mức tỉ lệ % sản phẩm, các giao dịch thương mại, các dịch vụ xã hội khác và các loại phí khác. Thuế “thân” cũng là một sắc thuế mà hiện nay nhiều nước vẫn áp dụng.

Ngoài ra còn rất nhiều các sắc thuế được áp dụng làm nguồn thu ngân sách, tùy theo chế độ của từng quốc gia, chế độ có nền dân chủ mở rộng thì việc thu chi ngân sách minh bạch, chi phí xã hội giảm thì sẽ thu hẹp các sắc thuế, có lợi cho người dân, ngược lại chế độ độc tài tham nhũng thì việc tận dụng tối đa quyền lực để áp dụng triệt để các sắc thuế để có nguồn thu, phục vụ chi phí chủ yếu cho chế độ độc tài trong việc cai trị nhân dân.

Đầu ra của thuế chủ yếu với hai nhiệm vụ chính là chi cho tiêu dùng chi phí xã hội và dùng thuế như một thứ vũ khí để điều tiết kinh tế xã hôi trong hai lĩnh vực nội địa và xuất nhập khẩu. Từ ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân sẽ được thực hiện để chi vào các khoản chi phí xã hội, chi phí quản lý nhà nước, đầu tư phát triển và bổ xung vào quĩ dự trữ quốc gia. Các nguồn chi này được điều chỉnh theo năm tài khóa, do quốc hội họp kỳ cuối năm quyết định.

JPEG - 91.4 kb

Việc chi ngân sách của các quốc gia được thể hiện trên biểu đồ, sẽ cho ta thấy mức độ chi cho bốn mục đích cơ bản trên được thể hiện như thế nào, người dân sẽ hiểu chính phủ của họ sử dụng đồng thuế ra sao, có lợi hay có hại, đời sống người dân có được cải thiện, mức chi phí cho bộ máy quản lý nhà nước tốn kém tới đâu và kế hoạch dùng ngân sách để đầu tư phát triển đất nước sẽ là bao nhiêu, công trình, dự án gì vv…

Ví dụ tại một nước dân chủ biểu đồ hình trụ được biểu hiện trên các cọc, sẽ cho ta thấy tỉ lệ % của từng trụ chi ngân sách, nếu chi cho bộ máy quản lý nhà nước chiếm tỉ lệ cao hơn các tỉ lệ khác, hoặc tuy thấp hơn, nhưng vẫn cao so với tổng cho ngân sách/số dân thì họ biết được bộ máy nhà nước đó tinh giảm gọn nhẹ hay cồng kềnh to lớn.

Một quốc gia phải chi cho quản lý nhà nước có đến 30- 40% nguồn thu ngân sách, chẳng hạn như VN, khoảng 20-25 tỉ USD/năm, thì người ta sẽ hiểu bộ máy quản lý nó đồ sộ đến mức nào, hoặc không hợp lý do khâu quản lý tốn kém, kém hiệu quả ra sao.

Cũng như vậy, nhìn biểu đồ chi ngân sách, người dân Nhật Bản hoàn toàn yên tâm khi thấy cái trụ chi phúc lợi xã hội được chỉ trên mức vạch xanh (Khoảng 20% ngân sách) và họ lo lắng khi thấy trong phần giải trình cho phần chi ngân sách phát triển và an ninh đất nước, trong đó có cái trụ quốc phòng được chỉ ở mức vạch màu vang, hay đỏ!

Tiền thuế của dân được đảng CSVN chế biến sang tiền gì?
Thuế là nguồn thu chủ yếu.

JPEG - 40.5 kb

Còn ở VN nhà nước độc tài trên thực tế đã sử dụng tiền ngân sách ra sao? chi phí cho các mục đích chính như thế nào…? Tuy rằng hàng năm vẫn được chính phủ giải trình trước quốc hội, vẫn được quốc hội phê chuẩn duyệt chi ngân sách cũng như ai. Nhưng chỉ có điều là người dân hoàn toàn mù tịt, không hiểu về kiến thức thu chi ngân sách ra sao và đặc biệt nếu có hiểu cũng chỉ biết vậy, bởi người dân hoàn toàn không có quyền trong việc thu chi ngân sách!

Thực chất việc sử dụng ngân sách của nhà nước độc tài, nó cũng độc tài như chính chủ nhân của nó. Từ đồng thuế của dân đóng góp nó hoàn toàn được chế biến, thay đổi hình thái bản chất vốn có của nó, khi tiền thuế đã nằm yên vị trong kho bạc, nó được chuyển sang thành tiền ngân sách “nhà nước” do người của nhà nước quản lý và từ đây mọi người phải hiểu đồng tiền đó là tiền của “nhà nước” chứ không phải tiền của “dân”.

Ngoài phần nộp thuế của dân, tham gia vào cái túi “ngân sách nhà nước” là những nguồn thu từ bán tài nguyên, từ vay nước ngoài và các nguồn thu vãng lai khác. Để rồi bắt đầu từ đó tiền “nhà nước” sẽ phục vụ cho một chu trình mới, một chu trình: Xin, cho, ban phát, xà xẻo, chia chác. Chu trình này hoàn toàn do một tay kẻ “đày tớ” của dân là đảng độc tài nắm giữ quyết định và chế biến qua nhiều hình thức tinh vi và tàn bạo.

Chi ngân sách và chu trình độc tài khép kín.

JPEG - 53.1 kb

Cái chu trình ngân sách này phần lớn được dành phục vụ cho đảng độc tài. Ngoài việc chi ngân sách thường xuyên là chi trả lương, chế độ cho hơn 7 triệu đảng viên, viên chức nhà nước chiếm tới 40% ngân sách, là khoản chi ngân sách đầu tư phát triển, cũng đều lọt vào tay các doanh nghiệp quốc doanh, tập đoàn nhà nước, ngân hàng nhà nước, để từ đó tạo điều kiện cho cơ chế tham nhũng ăn chia khép kín theo hệ thống quản lý và tổ chức do đảng độc tài cầm cương nảy mực.

Việc chi ngân sách cho phúc lơi xã hội cũng vậy, chủ yếu được đầu tư chi phí vào các hoạt động xã hội (nằm trong khuôn khổ hệ thống nhà nước) như thể thao thể dục, văn hóa nghệ thuật vv..(Các công trinh phúc lợi như bệnh viện từ thiện, cơ sở điều dưỡng có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay) nhằm mục đích phục vụ cho công tác chính trị của đảng là chính. Như vậy cái chu trình chi ngân sách này, cuối cùng rốt cuộc cũng chi nhằm mục đích duy nhất là phục vụ đảng độc tài và nó được chế biến vòng vèo, ngoắt nghéo rồi cuối cùng tiền “nhà nước” lại chảy về túi các quan tham của đảng.

Khái niệm tiền “nhà nước” và tiền “thuế dân”

JPEG - 98.1 kb

Bởi vậy, qua bàn tay chế biến khéo léo và tài tình của đảng CSVN tiền thuế của “nhân dân” đã được hợp thức hóa thành tiền của “nhà nước” một cách tài tình. Cái danh từ tiền “nhà nước” đã trở thành một định nghĩa ăn sâu vào tiềm thức người dân, đã hiển nhiên ngự trị trong xã hội Việt Nam trong suốt 60 năm qua. Không còn ai nhớ, biết và phân biệt được đồng tiền đóng thuế của mình dùng vào việc gì!

Cái danh từ đích thực tiền “Thuế dân” gần như không có trong từ điển tiếng Việt, nó bị hàng bao nhiêu thế hệ người Việt hoặc thờ ơ vô trách nhiệm, hoặc do lạc hậu thấp kém, bị đảng độc tài lừa dối chiếm đoạt mà không phát hiện ra, cũng có thể một nhóm người trí thức đã biết, nhưng do quyền lợi được chia phần trong cái bánh ngân sách, nên thực hiện phương châm 3 không : không biết- không nghe -không thấy đồng tiền mồ hôi xương máu của dân được đảng chuyển hóa làm tài sản hợp pháp của đảng độc tài suốt bao năm qua.

Từ việc bóc lột thông qua hình thức bóc lột thuế này đã làm cho hệ thống cai trị, thế lực hưởng thuế ngày một giàu có và phía bên kia những người bị nộp thuế ngày một nghèo đi, dần dần đã tạo lên trong xã hội hai giai cấp đại diện cho hai thế lực, thế lực cai trị và thế lực bị trị. Hai thế lực này luôn mâu thuẫn nhau và tạo lên một nghịch cảnh là thế lực cai trị chiếm tỉ lệ ít, lại chiếm giữ đến 90% của cải vật chất trong xã hội, còn thế lực bị trị chiếm tỉ lệ nhiều, những chỉ có 10% giá trị vật chất. Trung bình, một viên chức có thâm niên làm việc trong nhà nước 20 năm, giá trị tài sản của người đó=10 người nông dân có cùng độ tuổi. Sự chênh lệch tương quan lực lượng có thể được thay đổi do tác động của thế lực cai trị, nhưng bao giờ thế lực bị trị cũng chiếm số đông hơn.

Đồng thời một nghịch cảnh nữa luôn xảy ra và đã trở thành nguyên lý bất biến, đó là thế lực cai trị chiếm tỉ lệ ít, nhưng lại chiếm giữ, thâu tóm toàn bộ quyền lực. Thế lực bị trị, có tỉ lệ đông hơn, luôn luôn ở thế yếu hơn luôn luôn bị áp bức, do không biết tạo quyền lực, dẫu biết rằng như thế là bất công, bất hợp lý mà vẫn cắn răng cam chịu hàng chục ngàn năm nay???

Ngân sách “quốc gia” và xác định quyền “ông chủ” của nhân dân.

JPEG - 90.3 kb

Trong cuộc đấu tranh đòi nền dân chủ cho đất nước, việc phản đối những chính sách và đường lối độc tài của đảng CSVN, thì việc tố cáo bản chất chiếm đoạt mồ hôi công sức của nhân dân thông qua hình thức bóc lột thuế, là một việc làm rất quan trọng của các nhà dân chủ, đồng thời nên chú trọng nhiệm vụ giải thích tuyên truyền phổ biến cho dân về nghĩa vụ và quyền lợi của người đóng thuế.

Giải thích cho dân hiểu rõ, không có danh từ tiền “nhà nước” như mọi người lầm tưởng hiện nay, bởi “nhà nước” này không đại diện cho nhân dân mà chỉ đại diện cho thế lực cai trị, thế lực hưởng thuế mà thôi. Các nhà đấu tranh dân chủ cần làm rõ bản chất của độc tài và dân chủ từ việc xác định quyền làm chủ đồng thuế thuộc về nhân dân hay thế lực cầm quyền?

JPEG - 41 kb

Cổ vũ và làm thay đổi tư duy nếp nghĩ trong nhân dân về khái niệm tiền “nhà dân” thay cho khái niệm tiền “nhà nước” như mọi người đã quen chấp nhận bấy lâu nay. Để từ đó có động lực đấu tranh, bắt đầu từ việc phổ biến cho nhân dân hiểu cơ bản tận gốc rễ của tiền thuế, là chỉ có một khái niệm duy nhất để chỉ về quyền sơ hữu tài sản trong một quốc gia, đó là “tiền quốc gia” do dân đóng thuế. Vì vậy chỉ có dân là người có quyền sở hữu ngân sách “quốc gia”. Ngoài ra không có bất kỳ kẻ nào, thế lực nào được quyền xâm phạm hay chiếm đoạt tài sản đó. Đảng CSVN đã chiếm đoạt, chuyển hóa tài sản “quốc gia” sang tài sản “nhà nước” là hoàn toàn bất hợp pháp.

Khi người dân đã hiểu được bản chất và cội nguồn của tiền thuế, họ sẽ ý thức được những công trình xây dựng, những đồng lương chi trả cho viên chức, những tài sản trong xã hội từ công trình công cộng cho đến công sở nhà nước đều do từ nguồn thuế của dân, để từ đó họ sẽ mạnh dạn thực hiện quyền làm chủ của dân trong mọi lãnh vực đời sống xã hội.

Khi đó họ sẽ thấy được trách nhiệm và nghỉa vụ của mình đối với đất nước với chính quyền lợi của mình. Họ sẽ xác định được vị trí của “ông chủ” khi phải tiếp xúc với những “đày tớ” tham tàn và bất lương, để có cách ứng xử theo vị thế của “ông chủ” và từ đó có ý thức đòi lại quyền “ông chủ” hợp pháp của mình, bấy lâu nay bị đảng CSVN độc tài chuyên chế chiếm đoạt.(Đảng Dân Chủ Nhân Dân)

Sàigòn – Ngày 8/11/2007
Chử Đăng Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.