Tương lai nào cho nước Nga?

Xác xe tăng Nga và các phương tiện quân sự khác bị phá hủy nằm rải rác dọc hai bên các con đường dẫn đến Balaklyia khi quân Ukraine tái chiếm lãnh thổ bị Nga chíếm đóng. Ảnh: The Guardian/ Alessio Mamo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vinh quang cho Ukraine

“… Khi các người tấn công chúng tôi, các người sẽ nhìn thấy khuôn mặt của chúng tôi. Là khuôn mặt chứ không phải lưng. Và hôm nay, chúng tôi đã nhìn thấy lưng của các người” – Zelensky

“Binh bại như núi đổ” có lẽ là câu nói mô tả rõ nhất về sự tan rã thảm hại đội quân xâm lược của Putin. Chỉ trong vòng 8 ngày, cuộc phản công của các lực lượng vũ trang Ukraine vào khu vực phía Đông Bắc Kharkiv đã có đột phá lớn nhất trong 200 ngày qua. Các lực lượng vũ trang Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát trên một diện tích rộng lớn khoảng hơn 8.500 km² trên thực tế. Lá cờ của Ukraine đã tung bay trên Izyum, Kupiansk, Balaklyia, một phần Luhansk… cùng hàng trăm khu dân cư, làng mạc khác. Toàn bộ vùng Kharkiv đã sạch bóng quân xâm lược Nga. Ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc, các đoàn quân của Ukraine đã tiến tới sát biên giới với Nga. Tốc độ tiến quân như vũ bão của các lực lượng Ukraine nhanh đến mức không kịp cập nhật trên bản đồ.

Trong khi đó, ở phía bên kia chiến tuyến, quân đội Nga cho thấy một sự hoảng loạn, mất tinh thần tột độ, phần lớn quân đội Nga ở khu vực phía Đông Bắc đã phải triệt thoái hoàn toàn hoặc đầu hàng. Nhiều đơn vị chiến đấu của Nga đã hoàn toàn không có một sự kháng cự nào. Trong cuộc phản công này, các lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy và thu giữ hàng ngàn xe tăng, thiết giáp chuyển quân, pháo tự hành, tên lửa phóng loạt, radar… đủ loại với số lượng chưa từng có. Tờ Financial Times của Anh đã bình luận rất châm biếm cuộc “rút lui chiến thuật” của đội quân “thứ 2 thế giới” như sau “… quân Nga bỏ chạy như những vận động viên Olympic.”

Bộ Quốc Phòng Nga tê liệt trong nhiều ngày cho đến thứ Bảy vừa qua, họ mới ra thông báo là đã tập hợp lực lượng ở vùng Donetsk sau khi bị mất thêm nhiều khu vực ở Balikyia và Izyum. Moscow thừa nhận khó khăn và thất bạị “tạm thời.” Có hai phát biểu của viên đại sứ Nga – Nebenzya tại Liên Hợp Quốc khiến thế giới phải cười …không kịp nhặt răng “Ukraine hứa đánh Kharkov nhưng lại tấn công Izyum, không công bằng,” “Ukraine không được giữ lại xe tăng, thiết giáp, các phương tiện quân sự mà quân Nga đã bỏ lại”…

Các lực lượng Ukraine phản công tái chiếm các vùng quân Nga chiếm đóng, tính đến 21:00 GMT, 12/9/2022. Ảnh: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (Institute for the Study of War - ISW)
Các lực lượng Ukraine phản công tái chiếm các vùng quân Nga chiếm đóng, tính đến 21:00 GMT, 12/9/2022. Ảnh: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (Institute for the Study of War – ISW)

 

Các lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một chiến lược và chiến thuật rất thông minh. Những hình ảnh rò rỉ một cách khéo léo cho thấy dường như quân đội Ukraine tập trung binh lực ở mặt trận phía Nam chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. Quân Nga ùn ùn đổ về mặt trận phía Nam và dàn mỏng lực lượng chiếm đóng ở phía Đông Bắc. Tình báo Nga hoàn toàn không nhận biết được diễn biến thực tế chiến trường và phớt lờ các cảnh báo từ các chỉ huy cấp tiểu đoàn ở khu vực Kharkiv, vẫn điều động quân từ Kharkiv tăng cường cho mặt trận phía Nam.

5 đơn vị đặc biệt của Ukraine tham gia cuộc đột kích ở mặt trận phía Bắc Kharkiv được cho là “Kraken,” “Wolves da Vinci,” lữ đoàn dù số 25, lữ đoàn cơ giới hóa số 92, lữ đoàn tấn công đổ bộ số 80 và một lữ đoàn cơ giới hóa riêng biệt. Dưới sự hỗ trợ của pháo binh chính xác HIMARS, Caesar, Panzer 2000, M777… cấp tập bắn phá các cứ điểm phòng thủ ở khu vực phía Bắc và nhanh chóng bẻ gãy sức kháng cự yếu ớt của quân Nga. Các đơn vị tham gia phản công là lực lượng tăng thiết giáp tinh nhuệ nhanh chóng xuyên thủng tuyến phòng ngự vốn đã bị suy yếu đáng kể.

Những mũi tiến công khoan sâu và tạo các nhánh vây bọc các lực lượng đồn trú của quân Nga, cắt đứt chúng khỏi hậu cứ và các tuyến tiếp tế. Với một lực lượng vốn đã bị hoảng loạn về tâm lý, gồm nhiều tân binh chưa kịp được huấn luyện sử dụng các vũ khí hạng nặng, hoàn toàn bị choáng ngợp trước sức mạnh pháo binh chính xác và tăng thiết giáp của các đơn vị Ukraine, quân Nga đồn trú ở tuyến phòng thủ phía Bắc đã nhanh chóng đầu hàng hoặc tháo chạy.

Tờ Financial Times dẫn lời một chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh Svoboda thuộc lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine là Kuzyk. Anh cho biết “Cuộc phản công của chúng tôi được chuẩn bị từ lâu. Chúng tôi đã làm suy giảm khả năng phản kích của họ với những pha tấn công liên tục và chính xác… Bộ tham mưu đã đánh lạc hướng, làm họ nghĩ rằng có cuộc phản công lớn sẽ đến từ phía Nam”…”chúng tôi đã hy vọng vào một thắng lợi nhưng không ngờ quân Nga lại hèn nhát đến vậy… họ bỏ lại xe tăng và thiết bị quân sự, thậm chí lấy xe đạp tẩu thoát. Việc quân Nga đã hoàn toàn tự tan rã khiến công việc của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn; họ bỏ chạy như những vận động viên chạy nước rút ở Olympic.”

https://twitter.com/i/status/1569834309732532224

Với chiến thắng như chẻ tre của các lực lượng vũ trang Ukraine ở Kharkiv, cũng như sự tan rã của đội quân “thứ 2 thế giới,” người Ukraine có thể tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng, giải phóng hoàn toàn những vùng đất đã bị Nga chiếm đóng như Crimea, Donetsk, Luhansk… khôi phục đường biên giới 1991 không còn xa. Có lẽ, chỉ trong tháng Mười, toàn bộ vùng lãnh thổ mà quân Nga chiếm được từ đầu cuộc xâm lược tháng Hai, 2022 sẽ trở về với Ukraine. Có thể nhận định này của người viết hơi sớm và lạc quan thái quá vì ai cũng biết Putin vẫn còn nhiều lá bài để kéo dài ván bài mà ông ta không thể thắng.

Nhưng vấn đề ở chỗ là ý chí của quân đội Nga đã hoàn toàn sụp đổ. Xét về toàn diện, Nga đã cho thấy họ sở hữu một đội quân khổng lồ nhưng lạc hậu, thua kém toàn diện về phương diện chỉ huy, tình báo, kỹ-chiến thuật, vũ khí, hậu cần, huấn luyện… Thứ duy nhất mà họ vượt trội so với Ukraine cho đến giờ chỉ là số lượng áp đảo về bộ binh, tăng thiết giáp, pháo binh nhưng lại thua xa đối thủ về độ chính xác, sự linh hoạt và tốc độ. Cho đến thời điểm hiện tại, ưu thế này đã bị vô hiệu hóa.

Cuộc đột kích ở Kharkiv là bước ngoặt của cuộc chiến. Những nhánh quân của Ukraine chọc sâu vào vùng hậu cứ và vây bọc các cứ điểm chốt chặn ở hướng Đông và Đông Nam khiến cho quân Nga không đánh cũng tự tan. Những vị trí quan trọng như Svatove nằm trên tuyến tiếp tế cho các lực lượng phía Đông và Đông Nam dọc giới tuyến với vùng Donetsk, Luhansk quân Nga đồn trú thậm chí đã tháo chạy trước khi lực lượng Ukraine chưa tới. Do đó, quân đội Ukraine có lẽ sẽ lập nhiều kỷ lục mới trọng quân sử thế giới trong những ngày tới.

 

Ở những khu vực mà quân Nga đã chiếm được từ năm 2014 như Crimea, các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ cần phải mất thời gian lâu hơn và sẽ có nhiều tổn thất nhưng điều đó không khiến cho đội quân thiên thần với biểu tượng cây đinh ba của thần Poseidon của họ chùn bước. Ukraine sẽ sớm hoàn toàn được giải phóng. Dân tộc dũng cảm, mưu trí và thượng võ đó xứng đáng có được Hòa Bình, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng. Để đi đến chiến thắng cuối cùng sẽ còn nhiều hy sinh mất mát nhưng Tự Do và Độc Lập luôn là cái giá xứng đáng.

Có lẽ, Putin nên đọc lại “Sông Đông êm đềm” để hiểu thêm về lịch sử và văn hóa Ukraine cũng như dân tộc Cossack kiêu hãnh trước khi tiến hành cuộc chiến xâm lược một đất nước không bao giờ thiếu những anh hùng. Như một bài hát cổ của Ukraine thường vang lên trên dòng sông Don hùng vĩ, thấm đẫm chất bi hùng và tình yêu mảnh đất quê hương, một dân tộc như thế không bao giờ khuất phục trước kẻ xâm lược bạo tàn.

Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack
Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng
Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút
Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.

Kết cục của nước Nga và bài học cho Việt Nam

Có lẽ, giờ đây giới chóp bu của Nga đã cảm thấy hơi nóng từ những khẩu đại pháo của Ukraine phả vào gáy. Giọng điệu của những kẻ mới đây từng lớn tiếng đe dọa hạt nhân cả thế giới Tây Phương, giờ đang run rẩy thảm hại. Những gì mà Putin Nga trình diễn cho thế giới thấy nước Nga có một quân đội đông đảo, tàn bạo với những tên tướng lĩnh ngu ngốc, tham nhũng. Đội quân đó chỉ hữu dụng để bảo vệ chế độ độc tài nhưng cực kỳ yếu kém trong bất cứ cuộc chiến tranh nào dù là vệ quốc hay xâm lược một quốc gia khác nhỏ bé hơn nhiều nhưng anh dũng và thông minh.

Những kẻ xâm lược, kiêu ngạo với cái bóng hoang tưởng của quá khứ là “đội quân thứ 2 thế giới,” từ bây giờ sẽ nếm mùi nhục nhã. Nước Nga sẽ phải đối diện với một tương lai tăm tối hơn bao giờ hết. Putin – kẻ kế thừa di sản tàn tạ của Liên Xô “vĩ đại,” đã tự dẫm nát Liên Bang Nga một lần cuối, khiến nó hoàn toàn vỡ vụn. Và lần gặp gỡ “hoàng đế Tập” ở Uzbekistan để “xoay trục về Châu Á” và “định hình lại trật tự thế giới,” Putin sẽ sớm được trải nhiệm vị thế của một chư hầu không hơn không kém. Một nước Nga suy sụp hoàn toàn và bị cô lập, sẽ là miếng bít-tết dát vàng trên thực đơn của các “bố già” ở Trung Nam Hải.

Trong 20 năm cầm quyền và chi phối hoàn toàn đời sống chính trị của nước Nga, những gì mà Putin làm được chỉ là giữ lại những mảnh vỡ, chắp vá gượng ép các chế độ độc tài ở những nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết cũ lại với nhau bằng các mối quan hệ lợi ích thực dụng. Những đường biên giới mong manh được vẽ ra từ thời Xô Viết, nếu có được duy trì tới hôm nay thì nó cũng rất rời rạc, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa sắc tộc, tôn giáo và sự nổi lên mạnh mẽ thế lực kinh tế đến từ Trung Quốc. “Đế chế Nga mới” – có lẽ là một cái đích của chủ nghĩa Đại Nga mà Putin mê say, chỉ là một phiên bản tái sinh èo uột của những đế chế tiền thân của nó. Khi giờ đây, sức mạnh quân sự của nó hoàn toàn sụp đổ sau thất bại ở Ukraine, “gấu Nga” sẽ trở thành một con puppet nhỏ bé trên bàn cờ địa chính trị kinh tế đầy tham vọng to lớn của Trung Quốc Cộng Sản đảng.

Azerbaijan tấn công nước Cộng Hòa Armenia ở khu vực biên giới phía Đông vào đêm 13 tháng Chín, 2022
Azerbaijan tấn công nước Cộng Hòa Armenia ở khu vực biên giới phía Đông vào đêm 13 tháng Chín, 2022

 

Nên nhớ, nước Nga trong lịch sử luôn hiện diện trong những biến động từ các cường quốc Đông Á. Trong cuộc chiến Nga – Nhật, 1904-1905, người Nhật đã hạ nhục Sa Hoàng Nga và đế quốc Nga đã mất phần lớn diện tích phía Nam Mãn Châu và một nửa đảo Sakhalin. Trong cách mạng tháng Mười 1917, tệ hại hơn nữa, người Nga mất thêm Vladivostok và tuyến đường sắt Sibir vào tay quân Nhật. Cuộc giành giựt vùng Viễn Đông giàu tài nguyên với Trung Quốc và Nhật Bản trong suốt thế kỷ 20 có lẽ người Nga chưa quên. Chính vì lý do đó, mặc dù bị ràng buộc bởi lợi ích kinh tế và các chiến lược tạm thời giữa hai thể chế độc tài, nhưng Nga vẫn duy trì những kháng lực yếu ớt trước sự lấn lướt ngày càng rõ rệt của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông và Trung Á.

Giờ đây, Putin có thể sẽ hoàn toàn nhượng bộ Trung Quốc ở các khu vực chiến lược này để đổi lấy những lợi ích và hỗ trợ trước mắt cả về kinh tế lẫn chính trị nhằm đảm bảo cho quyền lực đang bị đe dọa của ông ta. Cái gì cũng có cái giá của nó. Trước khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, Putin và Tập Cận Bình đã thống nhất “tôn trọng và ủng hộ các giá trị cốt lõi” của nhau. Tức là Nga sẽ ủng hộ các chính sách diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc ở Tân Cương, các đòi hỏi lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông, Đài Loan, Senkaku… Và trong cuộc gặp mới đây với Lật Chiến Thư – Ủy Viên Trưởng Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (tức Quốc Hội) Trung Quốc, Putin đã tái khẳng định điều này như một cam kết và sự tuân phục các thỏa thuận trước đó.

Ở Biển Đông, trước nay, nhà nước Cộng Sản Việt Nam vỗn dựa vào thế lực của Nga hiện diện ở thềm lục địa để phần nào giảm bớt áp lực đòi hỏi ngày một quá đáng của Trung Quốc. Các tài sản của Liên Bang Nga ở các dự án khai thác dầu khí có từ thời Liên Xô vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày nay. Mặc dù chấp nhận phần nào thiệt thòi kinh tế trong hợp tác khai thác, nhưng đổi lại ít nhất Hà Nội vẫn giữ được một đồng minh tạm thời trong việc duy trì một thế cân bằng quyền lực chênh vênh được gọi là “chính sách cây tre.”

Chính sách hợp tác và chia xẻ tài nguyên dầu khí trên thềm lục địa này được Hà Nội áp dụng với nhiều đối tác như ExxonMobil (Hoa Kỳ) ở Cá Voi Xanh hay Repsol Tây Ban Nha ở Cá Rồng Đỏ… Tuy nhiên, trong giai đoạn ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, Hà Nội đã liên tục nhượng bộ trước Bắc Kinh và trì hoãn và đơn phương hủy các dự án hợp tác khai thác dầu khí với Repsol, chấp nhận đền bù một khoản tiền lớn để làm vừa lòng Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp vũ khí từ Nga cũng là một yếu tố quan trọng để củng cố mối quan hệ đã có bề dày lịch sử. Cũng chính vì những lý do nêu trên, CSVN đã nhiệt thành ủng hộ một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và chà đạp luật pháp quốc tế của Moscow. Điều mà rất có thể Hà Nội sẽ sớm nhận “trái đắng” như một “nhân quả” tất yếu.

Quá trình sụp đổ của nước Nga đã được đếm ngược. Nhưng sự hỗn loạn ở Trung Á và Biển Đông trong thời gian tới xuất phát từ những thỏa thuận handover các lợi ích địa kinh tế chính trị giữa hai quốc gia độc tài Nga – Trung sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nguy hại tới Hòa Bình và ổn định khu vực. Đó cũng là một thảm họa có thể thấy trước đối với dân tộc Việt Nam. Tất nhiên, người viết cũng hy vọng những nước cờ hợp lý từ Tây Phương nhằm ngăn chặn tham vọng thôn tính Biển Đông và Trung Á của Trung Quốc. Nhưng từ quá trình quan sát lịch sử cận đại ở bàn cờ này cho thấy dường như Hoa Kỳ luôn là kẻ vô duyên ở Đông Nam Á kể từ 1975 tới nay.

Đối với thể chế độc tài CSVN, khi chính sách “cây tre” phá sản, Hà Nội trông cậy vào đâu để ít nhất giữ được “bản dư đồ cha ông nhọc khó” trước cơn đói khát của con rồng Trung Hoa? Sức mạnh đó chắc chắn không đến từ đội quân “hèn với giặc, ác với dân,” đám tướng lĩnh ngu dốt, chỉ biết tham nhũng và bưng bô cho ngoại bang như hiện nay. Để bảo vệ nền Độc Lập, mấy ngàn năm qua luôn luôn là sức mạnh nội tại của dân tộc, của nhân dân. Và chỉ có một nhà nước công chính, thực sự đại diện cho người dân mới có thể tập hợp được sức mạnh từ Nhân Dân. Đó không phải là thể chế đớn hèn, tham tàn CSVN như bây giờ.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.