Tường Thuật Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Tại Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Buổi chiều Thứ Ba ngày 15/7/2008, từng đoàn các bạn trẻ thuộc mọi ngôn ngữ, mọi Quốc Gia, đều đổ dồn về Barangaroo để tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 năm 2008 tại Sydney. Các ngả đường Sydney đều đông đúc các bạn trẻ như một ngày hội lớn…Các ga xe lửa, trạm xe bus, tràn ngập các bạn trẻ…Rừng cờ muôn sắc của khoảng trên 170 quốc gia tham dự…Các bạn trẻ Việt Nam hân hoan và tung tăng với những lá cờ vàng ba sọc đỏ trên khắp các nẻo đường Sydney…

JPEG - 228.8 kb
Những lá cờ vàng ba sọc đỏ trên khắp các nẻo đường Sydney…

Các phóng viên Vietcatholic tới địa điểm Barangaroo để ghi lại những hình ảnh và tường trình đến quý độc giả…Khi chúng tôi tới nơi, các bạn trẻ đã tràn ngập các lối vào…Chúng tôi phải xếp hàng rất dài để vào địa điểm hành lễ Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội. Khoảng 4.15pm, Đoàn Cờ đại diện của các quốc gia tham dự…Chúng tôi rưng rưng giọt lệ cảm động và sung sướng khi nghe tin Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được chính thức trong đoàn rước các quốc kỳ của Đại Diện các quốc gia tham dự…Càng sung sướng hơn khi thấy anh Đường Phước Lộc, trưởng ban tổ chức WYD4VN, Cô bạn trẻ Trần Thị Thuỳ Linh, với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đại diện cho Giới Trẻ Việt Nam trên lễ đài…Nhìn về phía dưới bạn trẻ các nước tham dự, phóng viên chúng tôi nhìn thấy giữa các mầu cờ của các quốc gia, Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay khắp nơi…

Đúng 4.30 chiều, Thánh Lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ năm 2008 bắt đầu với đoàn Thánh Giá nến cao, tiếp đến, quý Giám Mục trang nghiêm, và sau cùng là Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Giáo Phận Sydney chủ tế. Phía bên trái lễ đài, khoảng gần 200 Giám Mục đồng tế, trong đó có 4 Vị Giám Mục Việt Nam. Phía sau Bàn Thờ, Ca Đoàn Tổng Hợp với giàn orchestra vĩ đại phụng vụ Thánh Ca cho Thánh Lễ.

Đức HY George Pell đã chào mừng các bạn trẻ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Tây Ban Nha…Ngài đã nói đến sự lạc quan về tương lai…Trước Thánh Lễ, sau mục diễn hành cờ của các nuớc tham dự, đoàn nghi lễ chào đón cổ truyền của người thổ dân Úc Châu chào đón Đại Hội Giới Trẻ và các khách hành hương. Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Kevin Rudd chia sẻ với các bạn trẻ, ông diễn tả những khách hành hương như là “ánh sáng của thế giới trong thời đại tăm tối.” Thánh Giá Giới Trẻ và Icon Đại Hội Giới Trẻ được đặt trên Lễ Đài…

Sau Thánh Lễ, Đức Hồng Y Rylco, Chủ Tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Giáo Dân đã chào mừng các bạn trẻ hành hương trong Đại Hội.

JPEG - 5 kb

Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội kết thúc, rất nhiều các bạn trẻ ở lại tham dự đêm hoà nhạc chào đón rất tuyệt vời do nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và các hoạt cảnh về văn hoá của các dân tộc.

Chúng tôi vộ vã tiến về đoàn nghi lễ phụng vụ, Linh Mục Văn Chi đã phỏng vấn Đức Hồng Y George Pell. Ngài đã chào đón các bạn trẻ Việt Nam từ muôn phương về hội ngộ.

Phóng viên Vietcatholic sẽ tường trình chi tiết hơn trong những ngày còn lại.

Chúng ta tạ ơn Chúa đã làm những việc phi thường trong ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney, khi tất cả các tiểu bang khác mưa tầm tã, nhưng Sydney bừng lên nắng ấm giữa mùa đông. Tạ Ơn Chúa đã làm những việc kỳ diệu…

Hẹn gặp quý vị trong bài tường thuật ngày mai.

VietCatholic Network

****

Hình Ảnh Ngày Khai Mạc
Ðại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới Sydney

JPEG - 63.2 kb

JPEG - 30.2 kb

JPEG - 171.4 kb

JPEG - 63.1 kb

JPEG - 101.7 kb

JPEG - 105.7 kb

JPEG - 101.7 kb

Hình: Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.