Úc 70 lần nêu trường hợp của ông Châu Văn Khảm với Việt Nam

Ngoại Trưởng Úc Penny Wong và Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tại Hà Nội ngày 27/6/2022. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngoại trưởng Úc Penny Wong hôm 27/6 nêu trường hợp ông Châu Văn Khảm với cả ba lãnh đạo Việt Nam gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngay tại Hà Nội.

Lời kêu gọi mới nhất của tân ngoại trưởng là một trong hơn 70 lần chính phủ Úc nêu vấn đề này khi làm việc với phía Việt Nam kể từ khi công dân Úc gốc Việt bị bắt và bị tuyên án tù 12 năm với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” vào năm 2019 chỉ vì là thành viên của tổ chức Việt Tân.

Đài ABC của Úc hôm 29/6 đưa thông tin dẫn lời phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết thêm là chính phủ Việt Nam biết rất rõ mối quan tâm của Úc về trường hợp của ông Khảm và tình hình hiện tại của ông ta ở trong trại giam.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra, nói về diễn biến mới này:

Hiện tại quan hệ song phương (Việt Nam và Úc- PV) đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Do vậy, điều này phụ thuộc vào phía Úc để tiếp tục gây sức ép lên Chính phủ Việt Nam và phía Việt Nam có thể trả tự do cho ông Khảm khi hai bên chuẩn bị cho các cuộc gặp cấp cao…

Sau chuyến thăm này, tôi cho rằng phía Việt Nam sẽ xem xét, đánh giá lại về trường hợông Khảm, đặc biệt sau khi Liên Hiệp Quốc (Nhóm Công tác về Bắt giữ Tuỳ tiện- PV) có ý kiến về vụ bắt giữ ông, và Việt Nam sẽ chủ toạ cuộc họp Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc tháng này.”

Truyền thông Nhà nước Việt Nam không đưa tin về việc Ngoại trưởng Penny Wong đề cập đến ông Châu Văn Khảm trong các buổi gặp với ban lãnh đạo Việt Nam.

Trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ cho biết, trong cuộc gặp giữa hai người đồng cấp, hai bên đồng ý tăng cường các lĩnh vực hợp tác truyền thống như thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng; phối hợp chặt chẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước bên cạnh việc thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Bà Trương Quỳnh Trang, vợ ông Châu Văn Khảm từ Úc cho chúng tôi biết, bà không được liên lạc trực tiếp với chồng bà ở trong trại giam do bà ở nước ngoài mà chỉ được cập nhật tin tức của ông từ mấy người cháu ở TP.HCM – những người được phép thăm nuôi ông trong tù.

Bà Trang nói sức khoẻ của công dân Úc gốc Việt tạm ổn và không bị buộc phải lao động vì tuổi cao (72 tuổi).

Trong tuần đầu của tháng Sáu, Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc ra văn bản đăng tải ý kiến của cơ quan này về việc bắt giữ ông Châu Văn Khảm, người Úc gốc Việt và là thành viên của tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (Việt Tân).

Cơ quan này nói sự liên hệ của ông Châu Văn Khảm với tổ chức Việt Tân không thể đủ cơ sở để bắt giữ ông và việc tước bỏ tự do của ông là tùy tiện vì ông chỉ thực hiện các quyền tự do lương tâm và niềm tin cũng như quyền biểu đạt được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Chính quyền Việt Nam nói ông Châu Văn Khảm nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam ngày 11/01/2019 dưới sự chỉ đạo của Việt Tân để tổ chức tuyển mộ và huấn luyện các hoạt động phá hoại, khủng bố.

Hà Nội cho rằng ông bị bắt giữ vì vi phạm luật pháp Việt Nam chứ không phải vì quan điểm dân chủ, và việc bắt giữ và kết án được thực hiện theo đúng luật pháp Việt Nam, tương đồng với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Giữa tháng Sáu, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) gửi thư ngỏ đến tân Thủ tướng Úc Anthony Albanese, kêu gọi ông gây sức ép lên chính phủ nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar để buộc các nước này phải cải thiện tình trạng nhân quyền, trong đó có nêu trường hợp ông Châu Văn Khảm.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.