Úc: Biểu tình phản đối bản án đối với ông Châu Văn Khảm và các nhà hoạt động

Cuộc biểu tình nhằm phản đối bản án phi nhân, vô căn cứ của nhà cầm quyền CSVN đối với ông Châu Văn Khảm, đồng thời cũng để đánh động dư luận Úc quan tâm nhằm áp lực CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm và các tù nhân lương tâm do đảng Việt Tân tại Úc Châu tổ chức trước Toà Đại Sứ Việt Cộng tại thủ đô Canberra sáng thứ Sáu, 6/3/2020. Ảnh: Việt Tân Úc Châu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng Việt Tân tại Úc Châu đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Toà Đại Sứ Việt Cộng tại thủ đô Canberra sáng thứ Sáu, 6 tháng Ba, 2020 vừa qua nhằm phản đối bản án phi nhân của nhà cầm quyền CSVN đối với ông Châu Văn Khảm và các nhà hoạt động.

Công dân Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm đã bị nhà cầm quyền CSVN tuyên y án 12 năm tù giam trong phiên xử phúc thẩm ngày 2 tháng Ba, 2020 vừa qua. Cùng bị kết án với ông còn có ông Nguyễn Văn Viễn với mức án 11 năm tù giam, anh Trần Văn Quyền – 10 năm tù giam. Cả ba người cùng bị cáo buộc với tội danh “Hoạt động nhằm khủng bố chính quyền”, điều mà các ông phủ nhận và tòa không trưng được bất cứ bằng chứng nào.

Bản án nặng nề, vô căn cứ mà nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho ba nhà hoạt động đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Úc Châu.

Ông Lê Ánh, Trưởng Ban Tổ Chức, tuyên bố lý do của cuộc biểu tình. Phía sau là Tòa Đại Sứ CSVN và xe cảnh sát Úc giữ an ninh, trật tự. Ảnh: Việt Tân Úc Châu
Ông Lê Ánh, Trưởng Ban Tổ Chức, tuyên bố lý do của cuộc biểu tình. Phía sau là Tòa Đại Sứ CSVN và xe cảnh sát Úc giữ an ninh, trật tự. Ảnh: Việt Tân Úc Châu

Cuộc biểu tình đồng thời cũng để đánh động dư luận Úc quan tâm nhằm áp lực CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm và các tù nhân lương tâm. Buổi biểu tình với sự hiện diện của ông Lê Công, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do ACT cùng các đồng hương người Việt tại Úc Châu.

Chương trình được chính thức bắt đầu vào lúc 11 giờ 30 sáng. Mở đầu chương trình là nghi thức chào cờ Úc-Việt và phút mặc niệm. Ngay sau đó là phần phát biểu của ông Lê Ánh, Trưởng Ban Tổ Chức. Ông cho biết, Việt Tân khẳng định: Phiên xử ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền là hoàn toàn vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền, đồng thời thách thức CSVN đưa ra được những bằng chứng về hành vi khủng bố mà CSVN đã cáo buộc ba nhà hoạt động.

Ông Minh Đoàn, một trong những người bạn của ông Châu Văn Khảm, phát biểu. Ông phản đối mạnh mẽ bản án và yêu cầu CSVN phải trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm. Ảnh: Việt Tân Úc  Châu
Ông Minh Đoàn, một trong những người bạn của ông Châu Văn Khảm, phát biểu. Ông phản đối mạnh mẽ bản án và yêu cầu CSVN phải trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm. Ảnh: Việt Tân Úc Châu

Tiếp đến là phần phát biểu của ông Lê Công, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do ACT. Ông lên án mạnh mẽ và yêu cầu CSVN phải trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm.

Chương trình được tiếp nối với phần phát biểu của ông Nguyễn Hiền, đại diện Việt Tân Úc Châu. Sau đó, các đồng hương người Việt tại Úc Châu, đặc biệt là có tiếng nói của các bạn trẻ, tất cả đều lên tiếng cho ông Châu Văn Khảm và đồng loạt yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông.

Đại diện Việt Tân Úc Châu, ông Nguyễn Hiền, phát biểu tại cuộc biểu tình. Ảnh: Việt Tân Úc Châu
Đại diện Việt Tân Úc Châu, ông Nguyễn Hiền, phát biểu tại cuộc biểu tình. Ảnh: Việt Tân Úc Châu

Những tiếng hô “đả đảo cộng sản Việt Nam”, “Human Rights For Vietnam”, “Chau Van Kham, Set Him Free” được hô vang dội khiến không khí của buổi biểu tình thêm quyết liệt và đầy khí thế.

Chương trình đã kéo dài liên tục suốt một tiếng đồng hồ và kết thúc tốt đẹp lúc 12 giờ 30 cùng ngày bằng nhạc phẩm đầy ý nghĩa Trả Lại Cho Dân được toàn thể quý đồng hương cùng hát vang trước Toà Đại Sứ Việt cộng.

Như Trúc tường trình từ Canberra, Úc.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.