DB Chris Hayes yêu cầu Ngoại Trưởng Úc áp lực Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Dân Biểu Úc Chris Hayes gởi thư yêu cầu Ngoại Trưởng Úc áp lực Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm một công dân Úc, gốc Việt, hôm 6/3/2020.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày Thứ Sáu, 6 tháng Ba, 2020, Cơ Sở Đảng Việt Tân tại Úc Châu đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Canberra, ACT, Úc Châu để phản đối bản án sai trái, phi nhân của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, trong phiên xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 2 tháng Ba, 2020 vừa qua.

Nhân dịp này, Dân Biểu Liên Bang Úc, ông Chris Hayes, đã gửi thư tới Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, bà Marise Payne, để kêu gọi chính phủ Úc phải tiếp tục áp lực nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Khảm.

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt lá thư của Dân Biểu Chris Hayes.

Chris Hayes MP
Dân Biểu Liên Bang đơn vị Fowler
Chief Opposition Whip

Thượng Nghị Sĩ Marise Payne
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Bộ Trưởng Bộ Phụ Nữ
Thượng Viện
Quốc Hội Úc
PO BOX 6100
CANBERRA ACT 2600

Ref: RH
Ngày 6 tháng Ba, 2020

Gửi qua bưu điện và email: Senator.Payne@aph.gov.au

Thưa Bộ Trưởng,

Tôi muốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của tôi liên quan đến việc kháng án 12 năm tù mới đây của công dân Úc Châu Văn Khảm tại Việt Nam, bị cáo buộc tội danh khủng bố theo Điều 113, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Ông Khảm bị bắt tại TP. HCM vào tháng Giêng 2019 khi gặp một nhà hoạt động dân chủ liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Khảm là đảng viên Đảng Việt Tân, được Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) xem là một tổ chức kêu gọi cải tổ dân chủ một cách ôn hoà. Nhà cầm quyền Việt Nam biết ông Khảm là đảng viên Đảng Việt Tân mà họ coi là một tổ chức khủng bố.

Trường hợp của ông Khảm đặc biệt đáng quan ngại vì Ông đã 70 tuổi, sức khoẻ suy thoái và đã bị nhập viện 2 lần từ khi bị bắt giam tại Việt Nam.

Như tôi được biết, trong thời gian bị giam, ông Khảm đã bị từ chối không được gặp luật sư biện hộ cho đến khi việc điều tra chấm dứt gần như ngay trước phiên xử. Việc liên lạc chỉ giới hạn vỏn vẹn trong một vài cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với luật sư của Ông.

Với bản chất nghiêm trọng của tội danh mà ông Khảm bị cáo buộc, chúng tôi nghĩ rằng điều đó có ảnh hưởng bất lợi cho việc bào chữa trong suốt tiến trình xét xử cũng như kháng cáo và vì vậy đã làm mất đi khả năng có được sự xét xử công bằng trong cả hai phiên xử.

Ông Khảm, 70 tuổi, là một cựu chủ tiệm bánh đã về hưu, sống ở vùng phía Tây thành phố Sydney, đã có một quá trình dài trong việc bênh vực nhân quyền. Cùng với vợ và gia đình, ông Khảm đã sống ở Úc trên 30 năm và được biết đến qua những việc làm từ thiện trong cộng đồng. Theo sự hiểu biết của tôi, ông Khảm chưa từng bị cáo buộc bất cứ việc làm sai trái nào theo luật pháp hay bởi cơ quan nào ở Úc.

Tôi biết là Bộ Ngoại Giao & Thương Mại đã trợ giúp lãnh sự cho ông Khảm và đã nỗ lực giữ liên lạc với gia đình Ông. Đây là những việc làm mà Đảng Lao Động hoàn toàn hỗ trợ và được gia đình ông Khảm rất tri ân.

Tuy nhiên, kết cuộc của phiên xử kháng án ở Việt Nam đã làm gia tăng nỗi khổ đau của vợ và gia đình ông Khảm vì không còn biết cách nào khác nữa để ông Khảm được trả tự do.

Vì những điều trình bày ở trên, chúng ta tuyệt đối cần phải tiếp tục áp lực chính phủ Việt Nam, buộc họ tuân thủ pháp luật và thực hiện những gì họ đã cam kết, như chúng ta chờ đợi ở bất cứ đối tác thương mại nào.

Thay mặt cho cả cộng đồng người Úc gốc Việt, tôi trân trọng yêu cầu Chính Phủ làm tất cả những gì có thể làm được để ông Khảm được trả tự do và an toàn.

Kính thư.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.