Ukraine được cấp quy chế ứng viên EU

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu chính thức chấp nhận Ukraine là ứng cử viên gia nhập khối 27 quốc gia EU hôm 23/6, một động thái địa chính trị táo bạo mà Ukraine và EU ca ngợi là “thời khắc lịch sử.”

Mặc dù Ukraine và nước láng giềng Moldova có thể mất hơn một thập niên mới đủ điều kiện trở thành thành viên EU, nhưng quyết định tại hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày lần này là một bước đi mang tính biểu tượng báo hiệu ý định của EU tiến sâu vào Liên Xô cũ.

“Ukraine sẽ thắng. Châu Âu sẽ thắng. Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường dài mà chúng ta sẽ cùng nhau bước đi,” người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, tuyên bố.

Quyết định nhanh chóng bất thường của lãnh đạo EU trong việc trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên được khơi mào bởi cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, các lãnh đạo EU nhấn mạnh rằng khối này cần có sự cải tổ quan trọng về tiến trình ra quyết định trước khi có thể bành trướng – và Ukraine và Moldova sẽ còn nhiều việc phải làm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh quyết định của EU là “một khoảnh khắc lịch sử và độc nhất vô nhị.” Ông viết trên Twitter rằng “tương lai của Ukraine là ở EU.”

Động thái này, đồng thời chứng kiến Moldova cũng được cấp tư cách ứng cử viên, mở đầu cho sự mở rộng tham vọng nhất của EU kể từ khi tổ chức này chào đón các quốc gia Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, đằng sau những lời lẽ cổ vũ thắng lợi, có mối quan tâm trong EU về việc làm thế nào để khối có thể duy trì sự gắn kết một khi tiếp tục mở rộng.

Khởi sự vào năm 1951 như một tổ chức gồm sáu quốc gia nhằm điều tiết sản xuất công nghiệp, EU hiện có 27 thành viên đang đối mặt với những thách thức phức tạp từ biến đổi khí hậu, sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho đến một cuộc chiến ngay ngưỡng cửa của họ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông được triển khai ở Ukraine vào cuối tháng 2 là một phần bắt buộc bởi sự xâm lấn của phương Tây vào nơi mà Nga coi là phạm vi ảnh hưởng địa lý hợp pháp của mình.

Việc EU bật đèn xanh cho Ukraine “là một tín hiệu cho Moscow thấy rằng Ukraine, và các nước khác từ Liên Xô cũ, không thể thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga,” đại sứ Ukraine tại EU, Chentsov Vsevolod, nhấn mạnh ngày 23/6.

Reuters

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.