Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam kêu gọi Thụy Sĩ theo dõi vụ xét xử HAEDC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

COMITE SUISSE-VIETNAM

(COSUNAM)

 

Geneva ngày 1 tháng 4 năm 2018

Bộ Ngoại Giao Liên Bang (DFAE)

Văn Phòng Nhân Quyền

Bundesgasse 32

3003 Berne

 

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị,

Nhân chuyến đi Việt Nam của Nghị Viên Liên Bang Doris Leuthard vào thứ Hai, ngày 2 tháng Tư, 2018, ngay trước phiên tòa ngày 05/4/2018, tức là chỉ sau đó ba ngày (xin xem tài liệu đính kèm), Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam và Cộng Đồng Bằng Hữu kêu gọi Bộ Ngoại Giao Liên Bang và nhân dân Thụy Sĩ lưu tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam và đặc biệt là những vi phạm quyền tự do biểu đạt.

Trong năm 2017, khoảng hai chục nhà báo công dân đã bị bắt giữ, trục xuất hay bị kết án tù giam từ 9, 10 cho đến 14 năm, chỉ vì muốn cung cấp thông tin về tình hình đất nước cho quần chúng. Các phiên tòa với bản án nặng nề như thế mà chỉ kéo dài không đến 4 tiếng đồng hồ. Bên phía bào chữa đã bị hệ thống tòa án lờ đi, gạt bỏ qua một bên. Đây là đợt đàn áp tệ hại nhất, từ hơn hai chục năm nay, bóp nghẹt quyền thông tin.

Nếu vậy “đối tác chiến lược” với Thụy Sĩ còn có ý nghĩa gì nếu quyền con người vẫn không được tôn trọng. Khi nào thì Việt Nam mới tính tới chuyện chấm dứt các đợt bắt bớ tùy tiện và dùng các phiên tòa xét xử để chống lại những người bất đồng chính kiến và nhất là các bloggers trong nước? Việt Nam làm sao có thể biện minh cho các điều kiện giam giữ tồi tệ đối với các công dân đang bị cầm tù?

Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam kêu gọi Thụy Sĩ, thông qua Tòa đại sứ của mình và hợp tác với các quốc gia khác có cùng mối quan tâm tại Hà Nội, có mặt và theo dõi trực tiếp phiên xử ngày 5 tháng 4, mà theo nhà cầm quyền là phiên tòa xét xử công khai. Như thế Thụy Sĩ có thể kiểm chứng xem các quyền bào chữa có được tôn trọng hay không, mà theo các nguồn tin của chúng tôi thì đó hầu như không có.

Các thân nhân của họ đã cho biết tình hình hết sức tồi tệ trong những nơi giam giữ; bị cưỡng bách lao động và không được chăm sóc y tế. Sức khỏe của nhiều tù nhân, trong dó có các bloggers Nguyễn Văn Đài và Mẹ Nấm, đã suy sụp một cách đáng ngại. Tinh thần của họ cũng suy sụp bởi tình trạng biệt lập: họ bị thường xuyên và cố ý chuyển trại đến những nơi cách xa gia đình hàng ngàn cây số.

Qua các hành động đó, Việt Nam đã vi phạm các điều 5, 9, 18, 19, 20 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và vi phạm có hệ thống vào Công Ước Quốc Tế Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã cam kết cũng như Công Ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá mà họ cũng đã ký kết.

Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Liên Bang đề cập trực tiếp vấn đề nhân quyền với Việt Nam:

  • bảo đảm cho các tù nhân có được điều kiện giam giữ đáp ứng với “Toàn bộ các nguyên tắc về việc bảo đảm cho tất cả những người bị đặt dưới mọi hình thức giam giữ hay cầm tù” được chấp thuận bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong nghị quyết 43/173 ngày 9 tháng 12 năm 1988;
  • bãi bỏ việc sử dụng rộng rãi các điều luật về an ninh quốc gia cũng như những điều khoản mơ hồ của bộ Luật Hình Sự để đàn áp đối kháng ôn hòa và hình sự hóa quyền tự do biểu đạt;
  • chấm dứt đe dọa và hành hung những người bảo vệ nhân quyền, như trường hợp nạn nhân mục sư Nguyễn Trung Tôn ngày 27 tháng 12 năm 2017;
  • tôn trọng trọn vẹn Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã cam kết từ năm 1982, cũng như Công Ước Chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá mà họ đã thông qua năm 2015.

Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM)
Rolin Wavre, Chủ tịch, Nguyễn Tăng Lũy, Tổng thư ký,
Jean-Marc Comte, Vice-président, Nguyễn Đăng Khải, Ủy viên thường trục

Các bạn Thụy Sĩ của COSUNAM
Michel Rossetti, Simon Brandt, Bernard Favre, Sébastien Desfayes, Anne -Marie von Arx,
Alexandre de Senarclens, Nathalie Fontanet, Jean-Luc von Arx.

 

COSUNAM lettre dfae avril 2018 procès Van Dai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.