Vấn đề của giáo dục và khoa học xã hội nhân văn: Chuyện không lớn nhưng đáng băn khoăn

Ảnh minh họa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuy cố gắng đổi mới, nhưng giáo dục Việt Nam quá nhiều bất cập. Chỉ một đề thi Ngữ Văn chọn học sinh giỏi quốc gia PTTH 2023-2034 đã để lộ ra: Trình độ hạn chế của những người ra đề! Từ đó lại lộ ra tình trạng dịch thuật khoa học xã hội!

Những dịch giả tên tuổi vẫn có thể dịch sai, trong trường hợp này là sai một cách tai hại! Vì sao? Vì không có đội ngũ biên tập tỉnh táo để phát hiện cho dịch giả (ai cũng có thể sai!). Vì thù lao quá bèo bọt, hầu như ai dịch cũng chỉ để thoả mãn thú vui riêng và mong góp chút gì cho xã hội, không thiết thực cho đời sống!

***

Đề thi:

“‘Các kiệt tác lớn là vô tận, mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình; như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng nó không có ý nghĩa khởi thuỷ, hay chủ ý của tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thuỷ ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện.’

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân phát hiện: Đề thi học sinh giỏi Văn năm nay là một đề khá hay. Chỉ có điều, thứ nhất, đoạn văn dịch của câu 2 chưa được sáng sủa. Đoạn văn trong câu này: “điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thuỷ, hay chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thuỷ ấy” nên được dịch lại cho rõ là “điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thuỷ,” HOẶC RẰNG “chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thuỷ ấy.” Nếu không, có khả năng nhiều học sinh sẽ hiểu sai câu này.

Đây là một lỗi diễn đạt rất phổ biến của nhiều người viết và dịch. Nó giống như câu (đã viết trong một bài báo): “Tên ăn cắp bị bắt và đánh như trong phim hành động” (Thực ra là “bị đánh”).

Trong phê bình văn học, kiểu lỗi này đã từng gây ra hiểu lầm từ phía người đọc và làm nổ ra cuộc cãi vã vô bổ (vụ phê bình về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử).

Thứ hai, đáng ra trước khi đưa ra đoạn trích, người ra đề cần viết câu dẫn nhập: “Tranh luận về lý thuyết tiếp nhận văn học, nhà nghiên cứu Compagnon đã viết: …” Như thế để học sinh hiểu rõ đoạn văn trích nói về cái gì.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại phát hiện thêm: ngay câu đầu đã không ổn. “Các kiệt tác lớn là VÔ TẬN, mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình…” Ông băn khoăn: Nói thế có thể hiểu sai: Có vô tận kiệt tác lớn! Trong khi hiểu đúng thì phải là: “Ý nghĩa các tác phẩm lớn là vô tận…”

Bản thân tôi, khi đọc, nghĩ ngay đến một chữ có thể là trong nguyên tác tiếng Pháp nhưng đã bị dịch sai: “Les chef-d’oeuvres sont inépuisables!” Chữ “inépuisable” tra trên các loại “từ điển” online bị dịch thành “Không bao giờ cạn, không bao giờ hết, vô tận” Chữ này, nghĩa chuẩn xác trong các từ điển Pháp là: “không thể lấy/hút/rút/khai thác… cạn kiệt.”

Hôm nay, ông Nguyễn Văn Dân đã tìm được câu nguyên tác và dịch lại. Đúng là dịch giả đã dịch nhầm chữ “inépuisable”!

“Nhiều người nói đoạn văn trích của câu 2 trong đề thi học sinh giỏi văn năm nay nghe trúc trắc, khó hiểu. Tôi đã tìm lại bản gốc tác phẩm ‘Le démon de la théorie’ (‘Quỷ thần lý luận’), nguyên bản tiếng Pháp của Antoine Compagnon, và thấy đoạn văn đó như sau:

‘Les grandes œuvres sont inépuisables; chaque génération les comprend à sa manière: cela veut dire que les lecteurs y trouvent de quoi éclairer un aspect de leur expérience. Mais si une œuvre est inépuisable, cela ne veut pas dire qu’elle n’ait pas de sens originel, ni que l’intention de l’auteur ne soit pas le critère de ce sens originel. Ce qui est inépuisable, c’est sa signification, sa pertinence hors de son contexte d’apparition.’ (‘Sens n’est pas signification’).

Tôi xin dịch lại cho mọi người cùng tham khảo:

‘Các tác phẩm văn học lớn không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa; mỗi thế hệ người đọc lại hiểu chúng theo cách riêng của mình: điều này muốn nói rằng người đọc tìm thấy ở chúng cái điều có thể soi sáng cho một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm có khả năng không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa, thì điều đó cũng không có nghĩa rằng nó không có một nghĩa gốc, cũng như không có nghĩa rằng chủ ý của tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa gốc này. Cái không cạn kiệt chính là ý nghĩa của tác phẩm, là tính thích hợp không liên quan đến bối cảnh xuất hiện của nó.’ (‘Nghĩa không phải là ý nghĩa’).” [link: https://www.facebook.com/vanhoc.nuocngoai.7/posts/pfbid02oekFXAY6UHy1GrBymyeMDYvg6brAmYAuZvhEkyRfGehLW8SuHZ9C5YQ4RxNB8z6Fl]

Hoàng Hưng

Nguồn: FB Hoang Thụy Hưng

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.