giáo dục Việt Nam

Ảnh minh họa

Vấn đề của giáo dục và khoa học xã hội nhân văn: Chuyện không lớn nhưng đáng băn khoăn

Tuy cố gắng đổi mới, nhưng giáo dục Việt Nam quá nhiều bất cập. Chỉ một đề thi Ngữ Văn chọn học sinh giỏi quốc gia PTTH 2023-2034 đã để lộ ra: Trình độ hạn chế của những người ra đề! Từ đó lại lộ ra tình trạng dịch thuật khoa học xã hội!

Những dịch giả tên tuổi vẫn có thể dịch sai, trong trường hợp này là sai một cách tai hại! Vì sao?…

Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trả lời chất vấn trước Quốc Hội về bạo lực học đường. Ảnh: Quốc Hội Việt Nam

Giáo dục Việt Nam, làm sao xây dựng lại?

Vài ngày qua, dư luận xã hội trong và ngoài nước xôn xao bàn tán về ba đoạn video clip ghi lại cảnh một cô giáo bị chính học trò của mình hành hung đến ngất xỉu – một minh chứng cho sự sụp đổ vô phương cứu vãn của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở trong nước.

Làm thế nào để dựng lại ngôi nhà giáo dục cho các thế hệ mai sau?

Nick Tran, con trai TS Thạch đang trình bày một báo cáo nghiên cứu. Nick mới là sinh viên năm thứ hai thôi nhưng ai cũng tưởng em ấy là … tiến sĩ. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Phải công nhận người Việt mình giỏi khi có môi trường tốt

Tôi đang dự một hội nghị tầm quốc gia về loãng xương và gặp vài bạn trẻ (cỡ tuổi con tôi) và thấy họ giỏi thật.

Tôi đặc biệt ấn tượng với một em mới bước vào ‘bộ lạc’ loãng xương từ Đại học Sydney. Em này tên là JP, sanh ra ở Úc, tiếng Việt loại ‘tào lao’ nhưng tiếng Anh thì ngay cả người bản xứ cũng chẳng có mấy người như em ấy. Tư chất thông minh. Nói năng lưu loát, tự tin. Trình bày báo cáo một cách chuyên nghiệp.

Ảnh minh họa

Học Văn là học cái gì?

Câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lại rất cần được trả lời một cách nghiêm túc. Vì sao? Vì rất nhiều người đang hiểu và mang trong mình một quan niệm không suy xét, rằng môn Văn (Ngữ văn) là học các tác phẩm văn chương (để “làm người”, để bồi đắp tâm hồn abc này nọ), và coi đó như tất cả những gì thuộc về môn Văn.

Sự thực không hẳn như thế. Học Văn là để biết sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, hiệu quả.

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

“Chỉ cần gửi tiền là được rồi”

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Nhưng…

Rất đông phụ huynh cùng với các học sinh tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may mắn trước kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống

Viết thêm về những gì tôi đang thấy

Hôm nay, báo chí cho biết học sinh ở Hà Nội đua nhau vào Quốc Tử Giám cầu khấn thần linh cho mình được thi đậu. Kiến thức là của mình, tại sao lại đi xin thần linh ban cho? Nếu tôi có đủ tiền mua ô tô thì tôi chẳng cần phải cầu cho thần linh cho được trúng số. Vậy thì những học sinh đi khấn vái để được thần linh ban cho mình được đậu nói lên điều gì?

Các thiết bị công nghệ cao dùng cho gian lận thi cử bị công an thu giữ. Ảnh: Pháp Luật Online

Bàn về chữ “liêm” và chữ “chính”

Còn hai ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Tuy nhiên, Công An TP Hải Phòng mới vừa bắt giữ nghi phạm mua, bán thiết bị công nghệ cao sử dụng cho gian lận thi cử. Có cầu ắt có cung. Bắt được kẻ bán thì điều đó có nghĩa là nhu cầu của các sĩ tử dùng loại thiết bị này là rất lớn.

Một lớp học bậc trung học phổ thông. Ảnh: Afamily

Thu học phí cao trường công: Phá sản nguyên lý giáo dục!

“Đó là một ý tưởng rất ngớ ngẩn, nhất là của một ông gọi là bộ trưởng Bộ Giáo Dục. Thật ra, mọi nguồn lực để xây dựng trường công và để dạy học trò là từ tiền thuế của nhân dân. Nó phải là nguồn gần như là phúc lợi xã hội. Mọi đứa trẻ đều bình đẳng với nhau trong việc học…

Nếu bây giờ nâng mức phí của trường công lên thì cơ hội học những trường tốt, những trường có chất lượng sẽ không rơi vào những trẻ em nghèo. Những đứa trẻ nghèo sẽ là những hạt gạo dưới sàn, không có cơ hội. (một phụ huynh nêu quan điểm với RFA)

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Việt Nam có nên nhập 37 toa xe lửa cũ của Nhật?

Trong Câu Chuyện Trong Tuần hôm nay, nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ với chúng ta những nhận định của ông về một số thông tin thời sự Việt Nam trong tuần qua: Sự ảnh hưởng của làn sóng người lao động bỏ về quê đối với nền kinh tế; tình trạng “trên nói dưới không nghe,” và các vấn đề liên quan đến ngành đường sắt và ngành giáo dục.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Có nhiều bất công trong ngành giáo dục Việt Nam

Trong Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận xét về tấm hình chụp cảnh trong một lớp học, tất cả các học sinh của lớp giơ tấm giấy khen, chỉ riêng có duy nhất một em học sinh không được nhận giấy khen.

Đâu là nguyên nhân của vấn nạn thi đua không lành mạnh?

45 năm sau, con đường nào cho giáo dục Việt Nam

Vào những ngày tháng kỷ niệm 45 năm chủ nghĩa cộng sản thống trị trên toàn cõi đất nước, nếu phải chọn một chủ đề để nói về những thất bại của họ, chắc chắn chủ đề đó phải là giáo dục, và những ai còn nghĩ về tương lai của dân tộc, chắc chắn sẽ phải đặt những câu hỏi: Đảng CSVN đã tàn phá nền giáo dục như thế nào? và đến bao giờ đất nước mới thoát ra khỏi cảnh u tối của ngày hôm nay?