Vấn Đề Đại Đoàn Kết Toàn Dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tục ngữ Việt Nam có câu:

“Một cây làm chẳng nên non,` Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Lại có thí dụ: “Một chiếc đũa có thể bị bẻ gẫy một cách dễ dàng. Nhưng một bó đũa khó mà tay không bẻ gẫy được”. Tất cả chỉ muốn nói lên một điều: Đoàn kết mang lại sức mạnh.

Sức mạnh để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, sức mạnh để chống trả kẻ thù hung bạo, sức mạnh để xây dựng kiến tạo những công trình vĩ đại, sức mạnh để chấm dứt những chuỗi ngày sống trong lạc hậu, chậm tiến và để canh tân đất nước. Lịch sử trên 4000 năm của nước ta đã chứng minh hùng hồn những điều này. Mỗi khi toàn dân ta đoàn kết một lòng, chúng ta thành công kỳ diệu. Lịch sử cũng chứng minh, thời đại nào dân tộc Việt Nam cũng có nhu cầu hàng đầu là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để vươn lên. Do đó, “Đại Đoàn Kết Toàn Dân” không phải là một câu khẩu hiệu mà là một vấn đề được xếp hạng ưu tiên của quốc gia, qua mọi thời đại. Về bản chất, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, tình đoàn kết này thường bị các thế lực đô hộ, hoặc các chế độ cực quyền tìm cách phá hoại. Lấy gì để huy động toàn dân xây dựng “Khối Đại Đoàn Kết” bền vững mãi mãi?

Dân Tộc Việt Nam Thấm Nhuần Tinh Thần Đoàn Kết

Lịch sử giống nòi Hồng Lạc đã chứng minh dân tộc ta là một dân tộc kiên cường đã biết chung lưng đấu cật để không những tồn tại được cho đến ngày hôm nay, mà còn mở mang được bờ cõi, tạo nên một giải giang sơn gấm vóc từ Nam Quan đến Cà Mâu. Các nhà khảo cổ và nhân chủng học đều đi đến kết luận dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một trong những nền văn hóa cổ xưa nhất, xây dựng trên nền nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là ngành nghề truyền thống đòi hỏi nhiều người cùng chung sức khai phá và phấn đấu chống lại thiên tai, đồng thời bảo đảm tưới tiêu cho ruộng đồng. Xã hội Việt Nam cũng là một xã hội được hình thành rất sớm trên trái đất. Nếu chỉ kể nền văn hiến nước ta bắt đầu từ thời Hùng Vương, thì cũng đã trải qua gần 5000 năm dân ta lập quốc. Trong suốt quá trình này, đoàn kết, hợp lực là một nhu cầu trong việc cầy cấy để làm ra miếng ăn nuôi sống xã hội, cũng như để bảo vệ đất nước trước quân xâm lăng phương Bắc.

Trong khuôn khổ nền văn minh nông nghiệp, nếp sống của dân tộc Việt Nam được xây dựng trong khung cảnh làng xã (chiềng, chạ) với lũy tre, ao cá, cánh đồng… Một số các nhà khảo cổ, các nhà nhân chủng học và xã hội học đã gọi đây là một hình thức “công xã nông thôn”. Tuy khởi thủy, làng xã là sự tập trung của nhiều gia đình cùng một chi tộc. Nhưng càng về sau, làng xã Việt Nam ít khi là nơi quy tụ chỉ một giòng họ, mà đã được mở ra cho những người từ xa đến làm dâu, làm rể. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiền hòa và bao dung. Tổ tiên ta khai khẩn đất đai là để biến rừng núi thành ruộng đồng canh tác, mưu sinh chứ không đi xâm lấn các nước khác để chiếm chiến lợi phẩm hay bắt nô lệ. Từ bản sắc hiền hòa và bao dung, dân tộc ta chấp nhận sự khác biệt từ trong làng xã cho đến ở quy mô rộng lớn hơn là trong xã hội. Chính tinh thần chấp nhận khác biệt, chấp nhận đa nguyên này mà khi các tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý từ nước ngoài du nhập vào nước ta đã không bị kỳ thị; trái lại đã được dân tộc ta “hoan hỉ” chấp nhận.

Dân tộc nào cũng có niềm kiêu hãnh, nhất là dân tộc Việt Nam là một dân tộc mạnh, có nhiều tiềm năng về trí tuệ cũng như tài cán. Phải chăng chính vì ưu điểm này mà dân ta không sợ một sự đồng hóa, xâm thực đến từ bên ngoài ? Phải chăng chính vì thế mà người Việt Nam có tinh thần đa nguyên, biết sử dụng quyền tự do lựa chọn ?

Trong quan hệ con người với con người, không những người ngoại tộc mà còn cả giữa những người cùng nòi giống, dân ta đã có quan niệm rõ ràng về “Hòa” và “Đồng”. Trên đất nước ta hiện nay có 54 sắc dân sinh sống. Các nhà khoa học đã phân tích các sắc dân này mà tuyệt đại đa số là người tộc Việt, thành 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Các dân tộc này có thể đã hiện hữu trên đất nước ta từ thời thượng cổ, và cũng có thể di chuyển từ xa tới. Hiện nay họ còn giữ được ngôn ngữ, văn hóa, cách trang phục riêng biệt. Điều này chứng tỏ dân ta không chủ trương kỳ thị hoặc “đồng hóa” họ. Trái lại, theo các sử gia thì, ngay từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt Nam gồm mọi sắc tộc đã có “Xu hướng thống nhất, đoàn kết, hòa hợp” [1]. Xu hướng này cho phép trong đời sống thường ngày, lúc đất nước thái bình thì mỗi sắc tộc có điều kiện và sự tự do có nếp sống theo nề văn hóa của riêng mình. Tuy có sự khác biệt, tuy không hoàn toàn giống nhau về văn hóa, ngôn ngữ, tập tục… nhưng các sắc tộc, kể cả tộc Việt là mạnh nhất, đông nhất, vẫn sống hòa bình, hòa thuận và hòa hợp với nhau. Đây là hình ảnh một xã hội đa nguyên trong đó mọi sắc dân, mọi thành tố của xã hội đều có cơ hội để phát triển trong thái hòa. Trái lại, khi cần kết hợp sức mạnh để đối phó với những khắc nghiệt của thiên nhiên như giông bão, lũ lụt, hạn hán…; hoặc để chống trả kẻ cường định xâm lăng thì toàn dân, bất kể kinh, thượng đều một lòng một dạ, “đồng tâm hợp lực” thành sức mạnh của dân tộc. Chính quan niệm rõ rệt “hòa” và “đồng” của dân tộc ta đã viết lên những trang sử oai hùng, đã làm nên nước Việt của chúng ta.

Tư duy “Hoà” và “Đồng” và tinh thần “Đại Đoàn Kết Toàn Dân” đã là sức sống, sức mạnh và là bảo đảm cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam từ thượng cổ tới đời nay và cho đến thiên thu vạn đại.

[1] Đại Cương Lịch sử Việt Nam toàn tập của Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (nxb. Giáo Dục) 2001


Những Âm Mưu Phá Hoại Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân

Khối đại đoàn kết toàn dân là gia nghiệp quý giá của tổ tiên để lại cho chúng ta. Vì là quý giá nên chúng ta có bổn phận phải gìn giữ, phải bảo vệ và phải phát huy. Vì đại đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh kiên cường để đương đầu với mọi thứ hiểm nguy, đe dọa đến từ thiên nhiên và đến từ con người, nên thiên nhiên vẫn luôn thử thách dân tộc ta và con người, những kẻ muốn đè đầu cưỡi cổ dân tộc ta luôn luôn tìm cách phá hoại. Nếu dân ta với kinh nghiệm ngàn đời, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã phần nào khám phá ra các quy luật của thiên nhiên, thì đối với con ngưòi, chúng ta vẫn hằng phải tỉnh táo, và luôn luôn đề cao cảnh giác.

Ngoại Bang Muốn Phá Hoại Khối Đại Đoàn Kết Của Dân Tộc Ta

Nước Việt Nam đã từng bị nhiều thế lực đế quốc ngoại bang xâm lăng và chiếm đóng. Chúng biết rõ tinh thần quật cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân của người Việt Nam đã từng bao lần đánh đuổi những quân xâm lược khét tiếng trong lịch sử loài người như quân của Tần Thủy Hoàng nhà Tần thời thượng cổ, quân Nguyên Mông thời trung cổ và quân Mãn Thanh hồi thế kỷ thứ 18. Thời cận đại, thực dân Pháp cũng đã đô hộ nước ta gần 80 năm… Sách vở chung của các thế lực ngoại bang cai trị dân ta là “chia để trị”.

Chủ trương chia rẽ của bọn cai trị ngoại bang nhằm phá vỡ sức mạnh đề kháng của toàn dân ta. Chúng biết rõ là nếu để khối đại đoàn kết toàn dân Việt Nam khôi phục chúng sẽ phải đối đầu với một sức mạnh vô địch, sức mạnh của cả dân tộc và chắc chắn chúng sẽ bị đánh đuổi. Vì thế chúng dồn nỗ lực chia cắt đất đai, chia rẽ con người Việt Nam với nhau. Thời Bắc thuộc, đất nước ta cũng đã bị chia cắt thành các quận huyện theo như bên Tàu. Nhưng điển hình nhất là dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đã bị chia thành 3 kỳ riêng rẽ với 3 thể chế cai trị khác nhau, cộng với hai nước Lào và Cao Miên thành 5 quốc gia riêng biệt trong cái gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Song song, chúng gây chia rẽ, kỳ thị giữa người Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Sự nghi kỵ, chê bai giữa người miền này với miền kia, giữa người Việt với các sắc dân thiểu số đã được đẩy mạnh, đôi khi trở nên sự kỳ thị, ghét bỏ và tệ hại hơn nữa thù hận. Mục đích của chúng là phá hủy tính bao dung, hiền hòa, đa nguyên của dân tộc để thay vào đó tính cục bộ, hẹp hòi không chấp nhận kẻ khác.

Xã hội nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Chúng làm cho dân ta ở vùng này coi người vùng khác toàn là kẻ xấu. Chúng lợi dụng những kẻ hẹp hòi, ích kỷ, thiển cận để đào sâu thêm hố chia rẽ dân tộc. Chúng bắt đầu từ những chuyện đơn giản như chế diễu giọng nói, cách ăn mặc, điệu bộ để làm sao gây được sự hiềm khích thù hằn không sao hòa giải được giữa người vùng này với vùng kia. Chúng lợi dụng tất cả những sự khác biệt trong xã hội để gây chia rẽ : chia rẽ tôn giáo, chia rẽ giai cấp vv…

Khi dân chúng chia rẽ thì sẽ không còn nghĩ đến kẻ thù trước mắt là thế lực ngoại bang đô hộ, quên đi kẻ xâm lăng để “gà cùng một mẹ” đấu tranh với nhau. Thậm chí trong tranh chấp xã hội, còn mang nhau ra trước công đường nhờ quân xâm lược xét xử…

Nhưng không phải chỉ có ngoại bang xâm lược vào cai trị nước ta mới áp dụng thủ đoạn phá khối đại đoàn kết toàn dân của nước ta. Những nước lân bang, yếu kém hơn ta cũng không muốn nước ta hùng mạnh vì họ lo sợ ta sẽ thôn tính họ. Vì thế họ cũng tìm cách gây rối loạn trong nội bộ chúng ta để họ hưởng lợi hay được yên ổn. Lịch sử đã cho thấy hơn một lần ngoại bang đã gây dựng, nuôi dưỡng, cung cấp hậu cứ an toàn và tiếp vận lương thực vũ khí cho những thành phần phản loạn để khuấy phá nước ta.

Các Chế Độ Độc Tài, Phong Kiến Phá Hoại Khối Đại Đoàn Kết Của Dân Tộc Ta

Bản chất của các chế độ độc tài và các triều đại bạo chúa giống nhau và cũng tương tự như các chính quyền cai trị ngoại bang. Điểm giống nhau ở đây là các chế độ này khinh dân, coi dân như phương tiện, như nô lệ phục vụ cho mình. Có khác chăng là phương thức thực hiện phá hoại khối đại đoàn kết của các chế độ bản xứ có kỹ thuật hơn.

Chế độ độc tài thường dựa vào một đội ngũ tay chân thân cận. Thời xưa thì là đám quý tộc, và quan lại tuyệt đối trung thành với triều đình để được hưởng bổng lộc và để có thế lực hà hiếp dân chúng. Thời nay chế độ độc tài cũng dựa vào lực lượng cốt cán của mình. Các chế độ độc tài không cộng sản thì thường dựa vào quân đội, công an. Chế độ độc tài cộng sản thì ngoài quân đội và công an được huấn luyện tuyệt đối trung thành và quyết tâm bảo vệ đảng và Nhà Nước cộng sản, họ còn dựa vào đội ngũ đảng viên của họ.

Dưới chiêu bài “cách mạng”, họ dựng lên giai cấp “công nhân” mà họ phong cho là trong sáng nhất. Từ đó họ phát động chính sách “hận thù giai cấp”, “đấu tranh giai cấp”. Bộ máy tuyên truyền và giáo dục của họ đã bơm vào đầu óc ngưòi dân “tư duy giai cấp” và “lập trường giai cấp”. Giai cấp công nhân được mang tiếng là lãnh đạo đất nước phải coi giai cấp tư sản, địa chủ là thù nghịch, phải căm thù hơn cả căm thù quân xâm lăng phương Bắc. Giai cấp này cũng phải coi các giai cấp khác như trí thức, tiểu thương, tiểu chủ vv… là những thành phần phản động cần phải cải tạo để cho phù hợp với cái xã hội mà họ vẽ ra từ trí tưởng tượng của những tên ngoại quốc tâm thần như Marx, Engel, Lênin, Mao Trạch Đông… mà họ gọi là xã hội XHCN. Giai cấp này cũng phải coi các tôn giáo, các tín đồ các tôn giáo là thù nghịch… Với đường lối, chủ trương như vậy, không phải là phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc thì là cái gì ? Họ đã đánh lạc hướng nhân dân bằng cách chỉ vẽ ra những đối tượng thù nghịch khác, hầu trốn tránh sự phẫn nộ của nhân dân. Nhưng dù dân có phẫn nộ thì chế độ độc tài, bạo chúa còn bạo lực trong tay để đàn áp.


Làm Sao Xây Dựng và Bảo Vệ Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân?

Khối đại đoàn kết toàn dân mang tính trừu tượng thuộc lãnh vực tâm tư, tình cảm của cả một dân tộc. Nó thể hiện dưới nhiều hình thức. Nó là lòng yêu nước thương nòi. Nó là từ bi của Đức Thích Ca. Nó là bác ái của Chúa Giêsu. Nó là tình tương thân tương ái. Nó là cử chỉ “chị ngã em nâng”. Nó là mối tình “lá lành đùm lá rách”. Nó là “tình làng, nghĩa xóm”. Nó là cái “đạo làm người”, cái đạo con người đối xử với con người trong cùng một nước và mở rộng ra với toàn thể nhân loại.

Nếu không hiểu được nghĩa “Hòa và Đồng” thì không thể hiểu được thế nào là “Đại Đoàn Kết Toàn Dân”. Chế độ cộng sản ở Việt Nam ngày hôm nay quan niệm đoàn kết là phải đoàn kết với đảng CSVN, với nhà nước XHCN. Những ai có quan điểm khác đảng và nhà nước đều bị gán cho cái tội “mất đoàn kết”. Linh mục Nguyễn Văn Lý và quý vị Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng đã bị cáo buộc phá hoại khối đoàn kết dân tộc trong lúc theo dõi hoạt động của quý vị, chỉ thấy quý vị không đồng ý với chính quyền đàn áp tôn giáo và đòi được tự do tôn giáo.

Từ nhiều năm nay, chế độ cộng sản Việt Nam thường nhắc đến “khối đại đoàn kết dân tộc”. Nhưng tựu trung thì cũng chỉ chú trọng đến việc “tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” [2], đến đoàn ngũ hóa nhân dân trong cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Từ sau ngày “đổi mới”, tức là từ bỏ chủ trương chỉ có giai cấp công nhân mới được quyền lãnh đạo, chế độ đã nhìn thấy rõ là đại đa số dân tộc ta là nông dân, giai cấp mà trước đây trong thời “bao cấp” họ đánh giá là “không cách mạng, hẹp hòi, tầm nhìn xa không quá 3 sào ruộng” v.v… Vì thế họ đã lập ra cái mà họ gọi là “liên minh công nông” có quyền lãnh đạo đất nước. Nhưng trong những năm 90 của thế kỷ trước, họ lại đề ra “liên minh công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Và họ coi đây là đại doàn kết dân tộc. Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 7 Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN (Khóa IX) đã đơn điệu đưa ra lời khẳng định “…nhân dân ta có truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước; từ ngày có Đảng, luôn gắn bó với Đảng, với cách mạng. Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng là ngọn cờ đoàn kết,…”. Nhân dân ta quả thật có lòng yêu nước thương nòi, có truyền thống đoàn kết để dựng nước và giữ nước; nhưng phần sau của lời khẳng định là không đúng sự thật.

Cho dù đảng Cộng sản hiện nay tung ra chiêu bài đại đoàn kết dân tộc; nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy họ không thành công. Chính nghị quyết dẫn thượng đã thú nhận là đảng cộng sản Việt Nam và các đảng viên của họ đã là những cản trở trong việc đại doàn kết dân tộc theo ý hướng của họ, nếu không muốn nói, chính họ là những người phá hoại đoàn kết. Bản nghị quyết viết nguyên văn: “Ở một số nơi, cấp ủy đảng còn mất đoàn kết; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thậm chí thoái hóa, hư hỏng; một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên còn hẹp hòi, định kiến với những người ngoài đảng, người làm kinh tế tư nhân, chức sắc tôn giáo… làm sút vai trò hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết của tổ chức Đảng”. Người đọc nghị quyết có cảm tưởng đảng cộng sản đang bị nhân dân tẩy chay, thải loại và đang có nhu cầu tạo hình ảnh đoàn kết với nhân dân qua chính sách “dân vận”.

Như đã thấy, không thể tạo đoàn kết toàn dân bằng cách đoàn ngũ hóa nhân dân, lùa dân vào một tổ chức mang tên Mặt Trận Tổ Quốc. Đại Đoàn Kết Toàn Dân chỉ có thể huy động được bằng CHÍNH NGHĨA. Chính nghĩa không phải là chiêu bài, không phải là khẩu hiệu. Chính nghĩa phải vì lợi ích của toàn dân, phải giải quyết được cuộc sống của toàn dân. Chính nghĩa không bao giờ vì lợi ích của chính quyền hay một đảng phái dù là đảng cầm quyền. Chính nghĩa cũng không bao giờ giải quyết khó khăn cho một thiểu số, dù thiểu số đó đang nắm chính quyền.

Điều quan trọng tiếp theo, CHÍNH NGHĨA phải được toàn dân chấp nhận và tin tưởng. Trong quá khứ, chế độ này đã xảo trá dựng lên chính nghĩa giả hiệu đánh lừa nhân dân ta và nhân dân thế giới trong 2 cuộc chiến tranh tương tàn trong thế kỷ trước. Nhưng đây là chuyện khác.

Chính nghĩa còn phải được người có uy tín đối với nhân dân. Dưới ách nô lệ nhà Minh, nhân dân ai cũng thấy có nhu cầu đánh đuổi quân Minh để nhân dân được sống tự do, độc lập; nhưng phải là anh hùng Lê Lợi với sự phò tá của Nguyễn Trãi phất ngọn cờ chính nghĩa, mới kết tụ được toàn dân, mới huy động được khối đại đoàn kết toàn dân trở thành sức mạnh đánh đuổi ngoại xâm. Lịch sử đã để lại nhiều ví dụ điển hình.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã tỏ ra là một tập đoàn tham nhũng, thối nát, coi dân như cỏ rác, như nô lệ; hành hạ, đàn áp nhân dân, cướp đất, cướp của nhân dân, cửa quyền, hống hách đối với nhân dân… đã không được lòng tin yêu của nhân dân. Họ không thể nào huy động được khối đại đoàn kết dân tộc mà họ đang mơ ước.

Việt Nam có nhu cầu có một chính đảng mới ra đời, thực sự vì dân, vì nước, vì tiền đồ của dân tộc để thay thế đảng Cộng sản Việt Nam lỗi thời, độc tài, độc ác thì mới xây dựng được KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN.

[2] Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)


Hòa Hợp – Hòa Giải ?

Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, CSVN đã gây nhiều điều khiến người dân khó mà có một mối quan hệ thân thiện với họ. Tại miền Bắc vào thập niên 50, qua chính sách cải cách ruộng đất họ đã gây nợ máu với hàng vạn gia đình. Các vụ cải tạo tư sản tư doanh cũng khiến nhiều gia đình tan nát. Vụ án gọi là “xét lại chống Đảng” đã đánh vào thẳng hàng ngũ những người trước đây cống hiến cuộc đời cho họ. Tại miền Nam, vụ giết người tập thể hồi Tết Mậu Thân tại Huế, vụ xả súng bắn vào đoàn người chạy loạn từ Quảng Trị vào Huế mùa hè năm 1972 trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Chính sách tù cải tạo đối với quân, cán, chính miền Nam hồi năm 1975… Đó là chỉ kể những biến cố lớn mà đảng CSVN không thể nào lấp liếm được. Những nạn nhân còn sống sót và gia đình kẻ sống người chết cộng lại có hàng triệu người. Cộng thêm gần 3 triệu người đã phải bỏ nước, vượt biên, vượt biển bỏ nước ra ngoại quốc đi tìm tự do… Giữa cộng sản và một khốn phần dân tộc Việt Nam đã và còn một những vướng mắc, nếu không muốn nói thẳng ra là một mối thù không đội trời chung.

CSVN đã từng nói đến hòa hợp, hòa giải, nhưng họ đã cường điệu tỏ ra là họ sẵn sàng quên đi những “sai lầm” của các nạn nhân và gia đình của các chính sách hận thù của họ. Họ chưa bao giờ sám hối về những “sai lầm” của họ. Tuy rằng cả chủ thuyết Mác Lênin là một cái sai lầm khổng lồ trên thế giới; chính sách chuyên chính vô sản của Lênin, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và những người cộng sản là tội ác chống nhân loại lớn nhất thế kỷ 20, lớn hơn cả tội ác của Hitler. Không ai có thể chấp nhận cái hòa giải, hòa hợp theo kiểu kẻ cướp tha mạng như thế được. Chỉ có những người quốc gia hay tự nhận là quốc gia, nói trước quên sau, nhẹ dạ, thiếu trưởng thành mới tin vào chiêu bài hòa giải hòa hợp của Cộng sản Việt Nam mà thôi.

Đành rằng, sau mọi cuộc chiến, để có sự thống nhất dân tộc, phải có một tiến trình hòa giải để đi đến hòa hợp. Nhưng phải là tiến trình song phương. Trên đất nước ta, cộng sản phải trước hết hòa giải với nhân dân Việt Nam. Bao lâu họ còn ngang ngược trên chính quyền, còn bạo ngược, vu khống cho những người lương thiện thì họ không thể hòa giải với ai được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.