“Văn hóa” của sự tuyệt vọng

Người Sài Gòn đổ xô đi chùa cúng sao giải hạn đầu năm. Ảnh: Plo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“…Không có truyền thống thì không có hồn nước, cũng không thể có văn minh. Vậy nên có hai công việc lớn của con người tự khi nó tồn tại, đó là tạo ra mạng lưới những truyền thống, rồi ra sức phá hủy chúng khi hiệu quả tốt đẹp của chúng bị mòn cũ…” – Gustave Le Bon, “Tâm lý học đám đông”, 1895.

“Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” là gì?

Văn hóa là hồn cốt dân tộc. Quả không sai! Nhưng nếu hỏi Văn hóa là cái gì? Có lẽ không ít người phải bối rối. Mở wiki ra đọc, thấy cả một bài dài tràng giang đại hải, ngôn từ hàn lâm.

Khoảng hai chục năm trở lại đây, sau khi đã đập phá tan tành những di tích lịch sử tráng lệ nhất, “đào tận gốc, trốc tận rễ” cái gọi là “tàn dư văn hóa phong kiến, mê tín dị đoan”… mấy ông bà “lãnh đạo” xứ cộng sản giờ cứ luôn mồm nói “phải xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp” mà nếu hỏi cái “đậm đà bản sắc dân tộc” ấy mùi vị thế nào? Chắc rằng, mấy vị ấy biết “mô tê răng rứa”? Một lần, tôi có hỏi một ông trưởng ban tuyên giáo thành ủy ở một tỉnh phía Bắc, trong cuộc trà dư tửu hậu. Sau hồi ấm ớ, ông ta bực, chửi vung “chú dốt như con bò, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nó cũng giống như thịt chó phải có mắm tôm, thế mới dậy mùi, mới đặc trưng, mới ngon. Có thế mà không biết”.

Cả bàn rượu vỗ tay ầm ầm “Hay, hay, chí lý lắm anh. Văn hóa bản sắc dân tộc là phải như thịt chó có mắm tôm. Quá hay.” Thật vậy, đó là một “định nghĩa” rất hợp với bản chất và tư duy của người cộng sản.

Sự trở lại của những “truyền thống” từ thủa tăm tối

Tôi nhớ một nhà văn từng nói “Thói quen sinh ra tục lệ; Tục lệ sinh ra truyền thống; Truyền thống sinh ra văn hóa.” Càng ngẫm, càng thấy giản dị, thâm sâu mà đầy đủ.

Tựu trung, những thói quen của một nhóm người, một cộng đồng trải qua nhiều thế hệ vẫn được giữ gìn, thì được coi là “tục lệ, truyền thống” và cuối cùng trở thành đặc tính văn hóa, bản sắc. Cũng giống như một sinh vật hữu cơ, nếu bộ gene lưu giữ những đặc tính của chủng loài, thì “truyền thống, văn hóa” của một dân tộc được “di truyền” qua các thế hệ.

Le Bon nói “Cái dẫn dắt con người, nhất là khi họ hợp thành đám đông, đó là truyền thống” và “chẳng có ví dụ nào chứng tỏ tốt hơn sức mạnh của truyền thống đối với tâm hồn đám đông. Đó không phải là những thần tượng đáng sợ nhất cư ngụ trong các ngôi đền, cũng không phải là những bạo chúa chuyên chế nhất trong các lâu đài; thần tượng và bạo chúa có thể bị đập tan trong phút chốc. Còn các ông chủ vô hình thống trị tâm hồn chúng ta thì thoát khỏi mọi cố gắng nổi loạn…”

“Truyền thống, văn hóa” trở thành đặc tính, tạo ra “tâm hồn chủng tộc” và từ đó quyết định “số phận” của chủng tộc. Nhìn vào những “truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” của người Việt hôm nay, thì hẳn là những người tri thức có lương tâm thấy hoảng sợ, tuyệt vọng đến như thế nào khi chứng kiến hàng chục vạn người chen lấn nhau trong lễ “dâng sao giải hạn” ở chùa Phúc Khánh, dẫm đạp lên nhau để “xin ấn” ở đền Trần Nam Định, đánh cướp nhau ở lễ hội “cướp phết” Bắc Ninh,… và hàng trăm ngàn những “lễ hội” trên khắp đất nước được những người cộng sản vô thần “hồi sinh”các hủ tục, tín điều từ thủa hồng hoang, mê muội.

Khi con người bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên, người ta thờ Lửa, thờ Nước, thờ Sấm sét, mưa bão, hay cả muông thú, cây cối,… những totem tôn giáo được tin là có quyền lực siêu nhiên. Sự pha trộn, biến tấu cả Phật giáo, Đạo giáo, Lão giáo, linh hồn giáo và các tín ngưỡng địa phương, hệ thống thần linh được du nhập, phong cấp tầng tầng lớp lớp qua hàng ngàn năm khiến cho người Việt như ở trong một mê cung của những tín điều không sao có thể minh định.

Không biết từ lúc nào mà người Việt tin rằng những ông thày chùa đảng viên cộng sản, mặt nọng thịt, dùng điện thoại Vertu, đi siêu xe, ăn thịt chó và… chơi gái gọi cao cấp có được quyền năng có thể “giải hạn, ban phúc” như thần thánh? Hay việc có được một cái tờ giấy có dấu ấn đỏ ở đền Trần treo trong nhà có thể hóa giải mọi tai họa, thăng quan tiến chức… Với đa số đám đông bất hạnh, tín ngưỡng là niềm an ủi.

Khi cuộc sống thực tại vô vọng, đầy mệt mỏi thì con người tìm đến những tín điều và thần linh để được cứu rỗi. Đó là văn hóa của sự tuyệt vọng. Nhưng hỡi ôi, khi tìm về những cội nguồn tâm linh và tín ngưỡng để nương tựa tinh thần thì người dân khốn khổ lại trở thành mồi ngon cho những kẻ vô lại khoác áo cà sa.

Sau nỗ lực đập phá lịch sử, xóa bỏ những truyền thống xưa cũ để suy tôn duy nhất thứ “tôn giáo” tối thượng là “chủ nghĩa cộng sản”, đến khi những tượng đài vĩ đại và kinh sách của những “lãnh tụ” có quyền lực một thời vượt cả thần thánh như Mác, Lê… lần lượt bị đập bỏ và vứt vào sọt rác ở chính quê hương của họ, người cộng sản hôm nay đi tìm lại những giá trị quá khứ mà chính họ đã tàn phá.

Họ xây dựng những ngôi chùa khổng lồ bằng bê tông cốt thép, tạc những bức tượng Phật to lớn bằng đá quí và khải thần những “cha già dân tộc”, “lãnh tụ vĩ đại” trở thành “bồ tát”, mặc áo đại cán của Tàu, chễm trệ trên tòa sen của Phật tổ… Những ngôi chùa vốn là chốn thanh tịnh, lưu giữ tri thức, đức tin ngàn năm của Phật giáo, giờ đây trở thành nơi kinh doanh tín ngưỡng, là chốn cư ngụ của những độc tài sau khi đã thụ hưởng hết cuộc sống vương giả, quyền uy ở cõi dương thế.

Họ thật là biết lo xa. Họ sợ rằng sẽ có ngày những tượng đài có thể bị đập đổ, nhưng “truyền thống tín ngưỡng” của người Việt thì khó thay đổi được một sớm, một chiều. Người cộng sản khi sống thì báng bổ thánh thần, hủy bỏ tôn giáo nhưng khi chết thì lại muốn chiếm cả Niết bàn, tiếm danh luôn cả Chúa, cả Phật. Thật đáng sợ lắm thay!

Tết, lễ hội và vài suy ngẫm về “văn hóa” dân tộc

Người Việt đón Tết cổ truyền theo Âm lịch – bộ lịch cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa, tính toán thời gian trong năm theo chu kỳ trăng để thuận lợi cho việc canh nông – cũng giống như khoảng 10 quốc gia Châu Á khác. Quá trình giao thoa, thẩm thấu văn hóa từ Trung Hoa ở Việt Nam, Thái Lan, Triều Tiên, Singapore, Đài Loan… những nơi mà chủng tộc Hoa di cư đến sinh sống, xâm chiếm, cai trị trong quá khứ là sâu đậm.

Nhiều người Việt nghĩ rằng Tết cổ truyền là truyền thống của Việt Nam, kỳ thực ngộ nhận về nguồn gốc của tục lệ này. Tuy có sự khác biệt so với nguyên gốc, những nét văn hóa ẩm thực, vui chơi, tín ngưỡng… tùy theo vùng miền địa phương cũng làm phong phú thêm cái Tết ở người Việt. Khoảng thời gian này được coi là ý nghĩa cho sự đoàn tụ, xum họp, cho những lời chúc phúc năm mới mùa màng bội thu, may mắn, đủ đầy theo quan điểm thế tục mà con người mong đợi.

Trong cái ký ức xa xôi tuổi thơ, Tết luôn đẹp với tà áo mới, phong pháo đỏ Bình Đà, bánh chưng xanh thịt mỡ dưa hành mẹ làm. Tết ngày xưa giản dị lắm mà ấm áp tình người. Văn hóa đó thật đẹp đẽ, nhân văn.

Chỉ khoảng 30 năm trở lại đây, cái Tết cổ truyền ở người Việt trở nên méo mó, biến dị tới đáng sợ. Tết là dịp người người đi đút lót, biếu xén quan trên, những mối quan hệ làm ăn. Tết là dịp để khoe mẽ, ăn chơi, rượu chè bê tha, cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Chỉ trong dịp mấy ngày Tết, thống kê có tới 183 người chết vì tai nạn giao thông. Đấy là chưa kể hàng ngàn thương vong trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Khắp nơi, tỉnh thành nào cũng phục hồi lại những hủ tục từ cái thủa “ăn lông, ở lỗ” như đâm trâu, chém lợn, cướp giựt cái manh chiếu mà được cho là ông Bụt nào đó đã nằm ngủ để lấy phước sinh con trai… Nhìn cảnh tượng hàng ngàn người hung hãn lao vào nhau trong cuộc tranh đoạt những vật phẩm cúng bái, hay đội lên đầu những tờ sớ, chắp tay đầy sự kính sợ những “ông sao” La Hầu, Kế Đô… và mong các thày chùa “bụng đầy thịt chó, mắt đầy sắc dục” có thể “hô phong, hoán vũ”, thay đổi số mạng cho mình… mới thấy cái sự Vô Minh của con người thật là vô hạn.

Văn hóa là ánh xạ từ tâm thức, tinh thần được biểu lộ ở đời sống thế tục thông qua các hình thái, nghi thức và vật chất. Đương nhiên, văn hóa phản ánh mức độ hiểu biết, trình độ văn minh, đời sống vật chất của cộng đồng, xã hội, mỗi chủng người, mỗi dân tộc, quốc gia qua các thời đại. Tập tục, truyền thống từ thời cổ xưa hẳn nhiên không phải cái gì cũng phù hợp với đời sống đương đại.

Một xã hội văn minh phải biết lựa chọn những tinh hoa của quá khứ để kế tục mà lại phải loại bỏ những truyền thống, tục lệ không còn phù hợp với tiến bộ văn minh thời đại. Vẫn biết điều đó là khó khăn vì cần phải biết rõ cái gì là sai, đúng. Cái gì là văn hóa, văn minh để lưu giữ. Cái gì là hủ tục, cần loại bỏ. Một nét văn hóa đẹp được lưu giữ cũng như một gene quí được bảo tồn, di truyền trong chủng tộc, tạo ra ưu thế chủng loài.

Trách nhiệm đó thuộc về những nhóm tinh hoa của xã hội, những con người có đủ tri thức và sự công chính, lòng bao dung. Trong một thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa lại càng cần những bậc đại trí giả làm công việc phục dựng nền văn hóa đã quá mức tàn lụi cho dân tộc Việt. Nhìn lại lịch sử nước nhà mà thấy đau xót, tiếc nhớ những bậc đại chí sỹ, bác học như Phạm Quỳnh, Phan Châu Trinh, Ngô Đình Diệm… đã cố công cho một cuộc thức tỉnh, khai minh mà chịu bao oan nghiệt bất công.

Hôm 24, tháng Chạp, năm Mậu Tuất, người ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng đi thả cá chép ngày ông Công, ông Táo ở hồ Hoàn Kiếm. Đi theo là bầu đoàn thê tử, tiền hô hậu ủng, quan viên đầu ngành, an ninh mật vụ, sư sãi, khách mời hàng trăm người. Ông và vợ ông đổ cái chậu cá xuống hồ Gươm, trước bao nhiêu ánh mắt trầm trồ, bao nhiêu cánh tay giơ ra đỡ hờ ông như sợ ông té xuống cái hồ nước ô nhiễm đến độ cả cụ rùa linh thiêng mấy trăm tuổi còn chết.

Người thì vỗ tay, kẻ thì reo mừng, chen vai thích cánh, xe xua, bợ đỡ “bậc nhân kiệt”. Rồi mấy bữa sau Tết, lại thấy ông Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình mặc áo nâu, cầm cày, đi sau đít con trâu sơn xanh, sơn đỏ ở lễ tịch điền bắt chước mấy vua ngày trước. Tháp tùng là bao nhiêu đoàn đội, trống dong cờ mở, quân quyền như nước lũ.

Những truyền thuyết mơ hồ, những thần linh chỉ tồn tại trong trí óc tiền sử, những nghi thức cổ xưa đã được người cộng sản “lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc”. Những kẻ đang nắm trong tay quyền lực tối cao của một quốc gia chẳng nhẽ mê lú đến độ này hay chính chúng đang rắp tâm xiển dương cho một công cuộc đưa dân tộc trở về bóng đêm ngu ngục và nô lệ cho những tín điều tăm tối?

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.