Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân;

Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi.

Quyết một phen phanh xác quân thù,

Liều trăm trận đền ơn sông núi.

Nhớ các anh xưa

Tuấn tú khôi ngôi,

Thông minh lanh lợi.

Ruộng đồng cùng nương rẫy, bờ tre xóm bãi, cày cấy sớm trưa;
Mấy trăm năm chuyên cần, hai vụ mùa màng, mở mang lễ nghĩa.
Trời biển Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Bao thế hệ, nguyện thề, giữ đất giữ biển, giữ chủ quyền người Việt.
Tình anh em mặn mà, đằm thắm, trông nước non vời vợi, hẹn ước đinh ninh;

Tuổi thanh xuân hăng hái, nồng nàn, nhìn tháng ngày tương lai, mong chờ phơi phới.

Rằng hay,

Hàng trăm năm giữ đảo, đào giếng, dựng chùa, lượm thu sản vật,

Chinh phu bao lớp, đem thân tạc định giữa thiên thanh.

Mấy người đi, được mấy kẻ về?

Linh thiêng hóa thành chim báo dữ.

Giặc cướp đảo lăm le, tấm thân này nào há tiếc,

Lũ bá quyền hùng hổ, mưu gian nọ hãy diệt trừ.

Sóng dâng trào, lao mình trong mưa đạn, hiến thân cho nước nào quản nguy nan;

Biển nổi giận, cản bước chiến hạm thù, quyết liệt tấn công, sá gì đêm tối.

Người xông lên đảo, nhảy vào vòng vây, xả súng chống trả, làn khói đạn che mặt trận đen sì.

Người hướng mũi tàu, xông giữa quân giặc, ngang dọc tấn công, dòng máu đỏ thắm loang miền biển cả.

Trúng thương, bị đạn, vẫn hiên ngang chống lũ hung tàn.

Hạm vỡ, tàu chìm, nghĩa khí quyết không rời trận địa.

Thân chiến binh, phơi xác bãi sa trường, khói sóng mù khơi mông mênh bể nội.

Hồn chiến sĩ chơi vơi miền u tịch, mây trôi gió nổi, lãng đãng quê hương.

Giận vì bọn xâm lược, để lại con thơ mẹ già, ưỡn ngực ra chống giữ;

Cảm thay lòng ưu ái, đem theo chí lớn súng gươm, sống mái với quân thù.

Giáp Dần 74, nhật nguyệt Hoàng Sa bi tráng đi vào lịch sử,

Giáp Ngọ hôm nay, Núi sông,Trời biển, hào hùng ghi nhớ công ơn.

Hỡi ôi!

Vì nước, vì non,

Không danh, không lợi.

Nam nhi đại chí, nghìn xưa chẳng thẹn với tiền nhân;

Dũng sĩ nêu gương, vạn kiếp còn soi cho hậu bối.

Bài văn khóc anh hùng, xót thương chiến sĩ, ngâm nga giảng đường, ngờ đâu hợp với những người nay!

Cuốn sử Việt vẻ vang, Văn Thà, Thành Trí, giảng mãi không thôi, oanh liệt sẽ thêm vào nhiều trang mới.

Cuộc đời tuy ngắn ngủi, danh trượng phu còn mãi với giang sơn,

Công nghiệp chưa hoàn thành, nợ nam tử đã đền cho đất nước.

Nay xin truy điệu, 74 chiến sĩ Hoàng Sa, ngậm ngùi bấy: họp trước hương trầm,

Rày đã thương cuộc, 40 năm là một chốc, cảm phục thay: ghi trong tim óc.

Cuộc đấu tranh còn đương tiếp diễn, khôn thiêng phò đất mẹ, giữ vững chủ quyền, nền độc lập, cảnh vinh quang chắc chắn sẽ thành…

Khúc khải hoàn chưa biết sớm hôm, linh ứng giúp giang sơn, nâng cao khí phách, cuộc tự do, dân cường thịnh, thậtkhông mấy nỗi.

Ô hô!

Thương nhớ mãi ngàn năm,

Bao chiến binh giữ đảo Hoàng Sa,

Những linh hồn Việt Nam bất tử !

Phước Thu – Khắc Mai phụng soạn, GS Vũ Khiêu hiệu chỉnh

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.