Về Luật đặc khu: Đại họa lớn nhất của thuê đất 99 năm là gì?*

Một phiên thảo luận ở Quốc hội CSVN. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xem VTV tường thuật các vị ĐBQH bảo vệ ý kiến cho người nước ngoài thuê đất 99 năm mà tê tái.

1. So sánh với ai và ai cho thuê đất 99 năm?

Chúng ta tự ca ngợi mình ưu việt, tươi đẹp. Vậy mà khi so sánh lại toàn viện dẫn thí dụ ở các nước chậm phát triển. Không chịu nhìn đến các nước văn minh làm tấm gương mà vươn lên.

Ai cho thuê đất 99 năm? Là Malaysia, Là Thái Lan…  là các nước thuộc khu vực kém phát triển. Không có nước châu Âu, châu Mỹ văn minh nào cho thuê đất 99 năm.

2. Chính sách ưu đãi vượt trội?

Một số vị ĐBQH gào lên ưu đãi vượt trội. Chúng ta tươi đẹp mà! Chúng ta cần cù giỏi giang mà! Các vị sáng suốt mà! Sao mình phải hạ thấp thân phận mà ưu đãi vượt trội cho họ? Sao họ không chịu ưu đãi vượt trội cho mình?

Nếu nói đến vượt trội thì 99 năm cũng chỉ là bằng, chưa vượt trội. Sao các vị không cho thuê hẳn lên 199 năm? 499 năm?… 999 năm?

3. Ai được lợi khi cho thuê đất 99 năm?

Chỉ những kẻ đầu cơ đất, đầu cơ dự án để chuyển nhượng là hưởng lợi nhiều nhất.

Đối với những hãng công nghệ lớn, thời hạn thuê đất 99 năm không phải là yêu cầu ưu tiên vượt trội.

4. Việt Nam có thành “hổ” thành “rồng” khi cho thuê đất 99 năm?

Không.

Samsung đầu tư ở Việt Nam bao lâu rồi mà Việt Nam có học chế tạo được con chip nào không? Hay chỉ gia công vỏ và ốc vít?

Thế mà có vị ĐBQH ngủ mơ, kỳ vọng nhờ đặc khu mà Việt Nam có thể được như Hàn Quốc!

5. Việt Nam có thể hùng mạnh mà không cần đặc khu

Đặc khu là cứu cánh của kẻ yếu, không chịu tự mình vươn lên, mà chỉ ngồi chờ vào đầu tư của người khác.

Đặc khu là biện pháp của kẻ chỉ muốn giàu nhanh nhờ dịch vụ, chủ yếu là đánh bạc, buôn bán, du lịch.

Đặc khu là biện pháp trong giai đoạn phát triển ban đầu của các nước có nền kinh tế phát triển thấp, ở thế kỷ trước.

Đặc khu cũng là biện pháp của kẻ toàn trị, vì bị cô lập nên một mặt muốn mở cánh cửa thông thương với các nước bên ngoài, một mặt lại muốn hạn chế ảnh hưởng của bên ngoài vào nội địa toàn trị. Bởi thế nên mới có ràng buộc về không gian và thời gian.

Ở nhiều nước khác, đất không rộng, người không đông, không nhiều tài nguyên, không có đặc khu, vậy mà họ vẫn giàu có, văn minh, hùng cường. Thí dụ như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.

Không ảo tưởng như điểm tựa của Archimet, chỉ cần một cơ chế Dân Chủ, thì Việt Nam tự khắc sẽ hùng cường mà không phải hạ thấp mình ưu đãi ai cả.

5. Đại họa lớn nhất của thuê đất 99 là gì?

Có vị ĐBQH biện hộ rằng, sau 99 năm, đất đai, tài sản đầu tư ở đặc khu vẫn là của mình, nhà đầu tư không bưng về nhà họ được.

Nhưng các vị quên mất một đại họa là họ, và cháu chắt của họ vĩnh viễn ở lại đây được.

Một thanh niên nước ngoài 20 tuổi sang Việt Nam sinh sống ở đặc khu, lấy vợ đẻ con. 40 tuổi anh ta có cháu. 60 tuổi anh ta có chắt. 80 tuổi anh ta có chút. 100 tuổi anh ta có chít. 119 tuổi, hết thời hạn thuê đất 99 năm, anh ta có chịt. Tổng cộng cả anh ta là 6 thế hệ!

Vân Đồn không phải ở Malaysia. Vân Đồn chỉ cách Trung Quốc không đầy 100 km.

Tất cả 3 đặc khu của Việt Nam, từ Vân Đồn đến Vân Phong qua Phú Quốc, các sòng bạc, các dự án rồi cơ bản sẽ thuộc về người Hoa. Chính phủ Việt Nam sẽ không thể có biện pháp nào hữu hiệu để cản trở dòng chảy này khi mở ra các đặc khu kinh tế.

Chỉ mấy năm gần đây, từ các dự án như Boxit, Formosa…, rồi khách du lịch ồ ạt vào Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang… số lượng người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống đang ở mức sợ hãi. Với việc mở cửa biên giới cho cả xe qua, thì người Trung Quốc sẽ kéo sang Việt Nam kìn kịt. Chỉ mươi năm nữa, hàng chục vạn người Trung Quốc sẽ định cư trù mật khắp Việt Nam. Nếu không kiểm soát, sau 50 năm số lượng người gốc Hoa ở Việt Nam có thể vượt qua con số một chục triệu người!

Chúng ta có thể để lại cho cháu con nhiều khó khăn, từ đói nghèo cho đến nợ chồng chất. Mọi khó khăn trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng vượt qua được. Mọi tai họa trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng sẽ loại trừ được. Riêng đại họa cấy người nhiều đời, cháu con chúng ta sẽ không bao giờ có thể loại trừ được.

Cho nên, đại đa số người dân Việt Nam phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà không cần phải nghe các vị ĐBQH hao tâm tổn lực trình bày lợi ích về đặc khu kinh tế.

Các vị ĐBQH có dám hỏi ý kiến toàn dân Việt Nam về thuê đất 99 năm không?

Các vị không dám. Vì kết quả sẽ chứng minh là các vị không đại diện cho dân.

Xin các vị ĐBQH đừng mang lại đại họa cho con cháu.

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Phạm Minh Chính (trái) ôm chúc mừng ông Tô Lâm sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Ảnh: Quốc hội via AP

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công an lên vị trí chủ tịch nước

Sau khi ông Tô Lâm đăng quang vị trí chủ tịch nước của Việt Nam, mọi cặp mắt của các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều đổ dồn vào vị trí khác: Tổng bí thư. Đây chỉ là vị trí cao nhất của một tổ chức đảng, nhưng theo Hiến pháp 2013 hiện hành thì đó là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, là vị trí nắm thực quyền đối với mọi vấn đề trọng yếu của đất nước.

Ảnh chụp bài báo Dân Trí

Thầy cô, cha mẹ hay con buôn?

Với tôi, câu chuyện một cháu bé ngồi nhìn 31 bạn cháu cùng các cô vui vẻ ăn liên hoan chỉ vì mẹ cháu không đóng quỹ Phụ huynh, là thảm họa đáng sợ của văn hóa, của giáo dục và cao hơn nữa là của lương tâm con người. Bản thân việc tranh cãi đúng, sai của người lớn quanh mấy chục ngàn đồng, đặt cạnh sự tổn thương ghê gớm của một cháu bé 6 tuổi, cũng đã phản ánh về một sự suy đồi trầm trọng trong lối sống, lối nghĩ thực dụng hiện nay.

Cha con ông Hun Sen (trái) và ông Hun Manet, người là cựu thủ tướng và đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, người là đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vì có sự tiếp tay của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Tang Chhin Sothy/ AFP via Getty Images

Với kênh đào Phù Nam, Trung Quốc siết Việt Nam bằng thòng lọng Cambodia?

Viết trên Nikkei Asia ngày 23/5, ông Sam Rainsy (đồng sáng lập và quyền lãnh đạo đảng Cứu Quốc Cambodia, cựu bộ trưởng Tài Chính), chính trị gia Cambodia lưu vong, nhấn mạnh, yếu tố thương mại lẫn nông nghiệp dường như không phải là lý do thực sự khiến ông Hun Sen, cựu thủ tướng và là đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, và ông Hun Manet, đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo).

Ảnh minh họa: Ben Jones/ The Economist

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

Năm 2019, Europol, cơ quan cảnh sát của EU, cho biết hoạt động rửa tiền của các nhóm tội phạm châu Á, đặc biệt là các nhóm Trung Quốc, tạo ra “mối đe dọa ngày càng tăng đối với châu Âu.” Họ nói các băng đảng Trung Quốc “cực kỳ linh hoạt” và đang xử lý “lượng tiền đáng kể” từ nhiều hoạt động tội phạm khác nhau.