Về Ông Somsak Khunmi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi là một cựu sinh viên du học tại Nhật Bản vào năm 1971. Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đang là sinh viên năm thứ ba đại học Meisei tại Tokyo. Khoảng giữa tháng 5 năm 1975, số người Việt dùng thuyền vượt biển tìm tự do đã bắt đầu được cứu vớt đưa đến Nhật Bản. Vì thiếu người thông dịch nên chính phủ Nhật và một số cơ quan từ thiện kêu gọi anh chị em sinh viên Việt Nam giúp đỡ; tôi đã tình nguyện với Cơ quan Caritas Nhật Bản để giúp đỡ đồng hương tị nạn trong trong thời gian tạm trú chờ đi định cư nước thứ ba. Cá nhân tôi đã được tiếp xúc với hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam đến Nhật trong khoảng thời gian từ năm 1975 cho đến cuối năm 1990 khi chương trình cứu giúp người tỵ nạn chấm dứt. Tôi đã được nghe về nhiều thảm cảnh của người tỵ nạn; nhưng có thể nói rằng những thảm cảnh đó đã không thể nào xóa nhòa ý chí phấn đấu của những thuyền nhân Việt Nam trên con đường đấu tranh tìm tự do. Ý chí đó được biểu hiện trong câu chuyện của một thuyền nhân mà tôi rất thân vì đã thường xuyên liên lạc trong hai thập niên vừa qua, xin kể lại sau đây với tất cả tấm lòng ngưỡng phục của tôi về ông.

***

Khoảng mùa Thu năm 1979, có bốn chuyến tàu tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam được tàu chở hàng của Na Uy cứu vớt trên biển Đông, và đã cập vào một số cửa khẩu miền Nam Nhật Bản. Đây có thể coi là đợt cứu vớt đông nhất, với nhiều thảm kịch nhất, của người tỵ nạn đến Nhật vào giai đoạn này trước khi Liên Hiệp Quốc chính thức nhúng tay vào chương trình cứu vớt người tỵ nạn Việt Nam từ giữa năm 1980. Trong bốn chuyến tàu này, có hai chuyến tàu mà số thuyền nhân khi được cứu vớt chỉ còn khoảng ¾ người sống sót sau hơn một tháng lênh đênh trên biển cả vì hư máy. Hai chuyến tàu còn lại, tuy may mắn là tàu không bị hư máy, nhưng hành trình cũng khá gian nan với 3 tuần lễ lênh đênh, hết lương thực, hết nước cho đến khi được Tàu Na Uy cứu giúp thì mọi người đã kiệt sức. Tất cả 139 thuyền nhân của hai chuyến tàu khi cập vào Vịnh Tokyo hầu như không thể đứng vững trên hai chân. Họ được chia làm hai nhóm; Một nhóm thì được Cơ quan Riso Kosekai, một tổ chức Phật Giáo Nhật Bản, cứu giúp đưa về định cư tại Tỉnh Chiba. Một nhóm khác hơn 50 người được cơ quan Caritas Nhật Bản cứu giúp đưa về định cư tại một thành phố gần Thị xã Kamakura, nơi đã từng là thủ phủ của Chúa Tokugawa (Mạc Phủ) cách nay vài trăm năm về trước.

JPEG - 25.6 kb

Ông Nguyễn Quốc Hải, sau này có tên là Somsak Khunmi, là một trong số 50 người tỵ nạn được đưa về trại Caritas Japan ở Kamakura vào khoảng tháng 10 năm 1979. Ông sinh ngày 9 tháng 11 năm 1952 tại Tỉnh Khánh Hòa, Trung Phần Việt Nam. Năm 1972 ông bị động viên phục vụ trong ngành bộ binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến tháng 4 năm 1975 thì rã ngũ. Đầu năm 1977, do sự giới thiệu của ông Phùng Tấn Hiệp, một người bạn mà cũng là người Thầy dạy võ của mình, ông Hải đã tham gia vào lực lượng kháng cự tại Mật khu Đồng Bò, tỉnh Khánh hòa cùng với ông Phùng Tấn Hiệp. Kể từ đó, hai người đã như hình với bóng. Hoạt động được hai năm – từ đầu năm 1977 đến giữa năm 1979 – thì lực lượng Đồng Bò bị tan rã vì sự ruồng bố dữ dội của công an, nên hai ông đã phải lánh nạn nơi khác. Nhận thấy không thể nào sống được trong xã hội bị khống chế toàn diện của bộ máy công an CSVN, ông Nguyễn Quốc Hải và ông Phùng Tấn Hiệp đã tìm đường vượt biên vào cuối tháng 7 năm 1979. May nhờ người quen giúp đỡ, cả hai đã cùng với một số gia đình ngư dân tại Khánh Hòa vượt biển tìm tự do từ bãi biển Nha Trang vào cuối tháng 9 năm 1979.

Vì đã từng hoạt động trong lực lượng kháng cự Mật khu Đồng Bò, nên khi đến Nhật cả hai ông Nguyễn Quốc Hải và Phùng Tấn Hiệp đều tích cực tham gia vào các sinh hoạt của Tổ Chức Người Việt Tự Do, do anh Ngô Chí Dũng, cựu sinh viên du học Nhật Bản vào năm 1971, lãnh đạo. Hai ông cùng nhiều thanh niên tỵ nạn đã thường xuyên tham gia các sinh hoạt của Tổ Chức Người Việt Tự Do như in báo và phát hành tờ Nguyệt San Người Việt Tự Do. Sau một thời gian ngắn, hai ông đã xin định cư tại Nhật và được chính phủ Nhật chấp thuận. Khi Tổ Chức Người Việt Tự Do giải thể tham gia vào Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thì ông Nguyễn Quốc Hải đã cùng với một số thanh niên tỵ nạn khác như ông Phùng Tấn Hiệp, ông Nguyễn Văn Đẩu, ông Lưu Minh … đã tham gia vào Mặt Trận và tình nguyện trở về hoạt động tại khu chiến.

JPEG - 15.4 kb
Ông Somsak và hai cháu gái Ploy, Mook.

Tháng 11 năm 1981, ông Nguyễn Quốc Hải đã rời Nhật Bản đến Thái Lan và được Mặt Trận đưa vào khu chiến đóng trên vùng biên giới Thái Lào. Trách nhiệm chính của ông là phụ trách huấn luyện những đoàn viên của Mặt Trận về đường lối và kỹ thuật đấu tranh vận dụng sức mạnh toàn dân – đang bùng sôi với những bất mãn trước sự bất công và đàn áp của chế độ Hà Nội, tổ chức họ thành những đoàn thể để có thể liên kết đấu tranh đỏi hỏi đảng và nhà nước phải thỏa mãn các yêu sách và tôn trọng quyền sống của người dân. Vì lý do cá nhân, tháng 11 năm 1987 ông Nguyễn Quốc Hải đã xin ngưng hoạt động và rời khỏi khu chiến của Mặt Trận. Sau đó, ông đã gặp một thiếu nữ Thái, cô Janta Khantinat, và hai người đã kết hôn trong một đám cưới đơn sơ vào cuối năm 1987. Kể từ đó, ông Nguyễn Quốc Hải đã cùng với bà Janta Khantinat xây dựng một gia đình nhỏ tại vùng Đông Bắc Thái với 4 người con gồm 1 trai, 3 gái trong hơn 20 năm qua. Theo bà Janta Khantinat cho biết, mãi đến năm 1993, nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhiều người thân, ông Nguyễn Quốc Hải mới được cấp quốc tịch Thái và mang tên Thái là Somsak Khunmi.

JPEG - 14.8 kb

Tháng 4 năm 1992, Đài Phát Thanh Chân Trời Mới chính thức phát sóng hướng về Việt Nam trên làn sóng ngắn, và cần tuyển kiểm thính viên đang sống trong vùng Đông Nam Á. Ông Nguyễn Quốc Hải, đã tự nguyện ghi danh làm kiểm thính viên cho đài Chân Trời Mới. Từ đầu năm 2003, đài Chân Trời Mới chuyển qua phát sóng trên làn sóng trung bình AM 1503, ông Nguyễn Quốc Hải đã được đài hoán chuyển từ vị trí kiểm thính viên lên phụ trách biên tập một số tin tức trong vùng Đông Dương và nhất là sắp xếp các cuộc gặp gỡ giữa những nhà dân chủ Việt Nam với các phóng viên đài Chân Trời Mới tại Việt Nam và Kampuchia. Từ giữa năm 2007, ông Nguyễn Quốc Hải được đề cử làm phụ tá cho bà Nguyễn Thị Thanh Vân, tức Phóng Viên Thanh Thảo của đài Chân Trời Mới. Trung tuần tháng 11 năm 2007, để tìm hiểu tình hình dân oan và gặp gỡ các nhà dân chủ hầu thực hiện một loạt bài phóng sự về phong trào dân chủ tại Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hải và Phóng Viên Thanh Thảo đã vào Việt Nam bằng đường bộ từ Campuchia. Ngày 17 tháng 11 năm 2007, ông Nguyễn Quốc Hải đã bị công an Sài Gòn bắt giữ cùng với phóng viên Thanh Thảo và ông Trương Văn Ba, khi đang chuẩn bị phổ biến truyền đơn cổ súy về tinh thần đấu tranh bất bạo động.

Sau gần 6 tháng giam giữ , Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị đưa ông Nguyễn Quốc Hải ra tòa cùng với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân – quốc tịch Hoa Kỳ, và ông Nguyễn Thế Vũ – quốc tịch Việt Nam, với tội danh khủng bố dựa theo khoản 3 điều 84 của Luật hình sự, có nội dung như sau: “Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Đây là cáo buộc lạ đời nhất của loài người khi coi những hành vi tán phát truyền đơn là uy hiếp tinh thần của những cán bộ đảng và nhà nước. Nếu dựa theo cáo buộc này, có lẽ những người sống trong các xã hội tự do đều bị kết tội khủng bố tinh thần khi người ta coi truyền đơn là phương tiện hiệu quả nhất để bày tỏ nguyện vọng hay cổ vũ cho những điều phê phán việc làm sai trái của chính quyền.

JPEG - 6.4 kb

Cuộc đời của ông Somsak Khunmi, tức Nguyễn Quốc Hải, từ năm 1975 – sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ – cho đến nay đã biểu hiện một tấm lòng thiết tha với công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ của quê nhà. Ông là một tấm gương yêu nước, yêu tự do và là một nhà đấu tranh dân chủ đích thực. Thật vậy, khi đến tỵ nạn tại Nhật Bản vào năm 1979, nếu con người tài ba Nguyễn Quốc Hải chọn định cư và lo tạo lập cuộc sống mới sau những năm tháng gian truân tại Việt Nam thì có lẽ ông đã có một cuộc sống rất yên lành, sung túc. Nhưng ông đã chọn con đường nhọc nhằn, gian lao đấy ắp hy sinh. Ngay cả khi đã có giấy tờ hợp lệ tại Thái vào năm 1993, thay vì sống an vui và hạnh phúc với tiểu gia đình của mình tại vùng Đông Bắc Thái thì ông lại tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh mới – chấp nhận những hiểm nguy trước mặt, vào tận Việt Nam để đưa những tâm tư, nguyện vọng của người dân oan, của những nhà dân chủ – lên làn sóng của đài Chân Trời Mới. Ông đã dành gần như trọn đời mình để hiến dâng cho đất mẹ, cho hạnh phúc của toàn dân và tương lai của Việt Nam yêu dấu. Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Quốc Hải xứng đáng được chúng ta ngưỡng phục và hãnh diện.

Âu Minh Dũng
Tokyo, May 10 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.