Vì sao nhiều nước Đông Nam Á mua võ khí Nga?

Một chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không Quân Việt Nam tại phi trường quân sự Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là máy bay do Nga sản xuất. Ảnh: STR/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc xung đột võ trang giữa Nga và Ukraine hiện nay vừa làm gia tăng âu lo của nhân loại về hòa bình thế giới ba thập biên sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc trong thế kỷ trước, mà cũng vừa làm gia tăng mức độ sản xuất và mua bán võ khí khắp nơi, bởi vì nước nào cũng muốn tăng cường phòng thủ để đối phó với mọi tình huống bất ngờ, như chuyện Nga đột ngột tấn công Ukraine mà không cần dựa vào bất cứ lý do chính đáng nào.

Cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia Âu Châu hiện nay, không nhiều thì ít, cũng khiến cho thế giới phải hướng sự chú ý của mình về một điểm nóng khác, đó là vùng Biển Đông, nơi đang tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là các quốc gia Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines, cùng các cường quốc hàng hải coi vùng biển này là hải lộ huyết mạch đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

Nga cung cấp võ khí nhiều nhất cho các quốc gia Đông Nam Á

Trong số các quốc gia cung cấp võ khí lớn cho thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức, và Trung Quốc, thì Nga được coi là nhà cung cấp lớn nhất cho nhiều quốc gia Đông Nam Á từ năm 2000 đến 2019, theo đài truyền hình Deutsche Welle của Đức hôm 6 tháng Tư.

Trong khoảng thời gian ba thập niên này, Nga bán cho các quốc gia Đông Nam Á một số lượng võ khí trị giá tới $10,7 tỷ, phần lớn là cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2021, Nga cũng bán cho Miến Điện một số lượng võ khí trị giá $247 triệu, cho Lào $105 triệu, và cho Thái Lan $47 triệu, theo một báo cáo của Viện Stockholm Nghiên Cứu Hòa Bình Thế Giới (Stockholm International Peace Research Institute – SIPRI).

Mới đây, hôm 9 tháng Ba, chính phủ Philippines cho hay họ sẽ tiếp tục thực hiện việc mua 17 chiếc trực thăng vận tải của Nga mà quốc gia Đông Nam Á này đã đặt hàng và trả tiền trước một phần rồi. Thương vụ này được dàn xếp từ lâu trước khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.

Theo phân tích gia Carl Thayer, giáo sư danh dự đại học New South Wales University của Úc, việc mua võ khí của Nga luôn là vấn đề “hết sức nhạy cảm,” ngay cả khi cuộc chiến tranh tại Ukraine chấm dứt đi nữa.

Bầu không khí chính trị quốc tế sẽ bị “ngộ độc” nếu Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Phương gia tăng trừng phạt Nga về những tội ác chiến tranh tại Ukraine, cũng như bắt Nga phải bồi thường cho việc tái thiết đất nước này sau cuộc chiến. Một ví dụ là Liên Âu có thể sẽ cấm vận các nhà cung cấp võ khí cho chính quyền quân phiệt Miến Điện.

Năm 2017, tức là ba năm sau khi Moscow đem quân xâm chiếm rồi sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, Hoa Kỳ ban hành Đạo Luật Chế Tài Các Đối Thủ của Hoa Kỳ (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act – CAATSA) nhằm trừng phạt những chính phủ nào mua võ khí của Nga. Cũng vì sự ra đời của đạo luật này, hồi tháng Mười Hai, 2021, Indonesia quyết định hủy bỏ kế hoạch mua các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, thay vào đó là mua các chiến đấu cơ Rafales của Pháp.

Vì sao nhiều nước Đông Nam Á chọn mua võ khí Nga?

Có hai lý do nhiều nước Đông Nam Á chọn mua võ khí của Nga thay vì của Mỹ, của Pháp hoặc của Trung Quốc.

Thứ nhất, chính sách “đu dây” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai kẻ kình địch chính tại Đông Nam Á hiện nay, khiến cho nhiều nước Đông Nam Á tính tới chuyện mua võ khí của Nga để khỏi làm mích lòng cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Nếu các chính quyền tại Đông Nam Á mua võ khí của Mỹ thì điều này sẽ tạo nên mối hiềm khích với Trung Quốc, là chính quyền bị nhiều nước trong vùng nghi kỵ vì chủ trương bá quyền nước lớn của họ nhưng vẫn luôn nể sợ vì biết mình không đủ sức lực để kình chống với cường quốc khổng lồ này.

Thế thì, giải pháp tốt nhất cho các quốc gia đó là mua võ khí của Nga.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Việt Nam, khi quốc gia này biết rất rõ rằng mua võ khí của Mỹ, vào lúc này, chỉ tổ chọc giận Bắc Kinh mà thôi, mặc dù trong mấy năm gần đây, Hà Nội và Washington đã xích lại gần nhau hơn trên nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực an ninh.

Thứ nhì, võ khí của Nga vừa nổi tiếng “tàn độc” lại vừa hợp với túi tiền của các nước Đông Nam Á hơn là võ khí của Mỹ, đặc biệt là các trực thăng vận tải hay võ trang và các chiến đấu cơ cùng các hệ thống phòng không chống máy bay địch. Trong khi hầu hết các tổ hợp sản xuất võ khí của Nga đều được chính quyền tài trợ, các công ty sản xuất võ khí của Mỹ đều hoàn toàn do tư nhân quản lý và hoạt động nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Trong trường hợp của Việt Nam, cho dù các lệnh cấm vận hàng hóa của Nga do Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương áp đặt có khắc nghiệt tới đâu đi nữa, chuyện chấm dứt mua võ khí Nga cũng rất khó thực hiện, chỉ vì đa số các chuyên gia quân sự của Việt Nam đều được Liên Xô (trước đây) hoặc Nga (hiện nay) huấn luyện kể từ thời Chiến Tranh Lạnh tới nay.

Ngay cả chuyện bỏ phiếu lên án việc Nga xâm lược Ukraine hoặc phạm tội ác chiến tranh chống nhân dân Ukraine tại Liên Hiệp Quốc mới đây cũng là điều Việt Nam không thể nào làm được.

Lối thoát nào cho các quốc gia Đông Nam Á đang mua và sử dụng võ khí Nga?

Giải pháp cho vấn đề các quốc gia Đông Nam Á mua võ khí của Nga, đặc biệt là những đồ phụ tùng thay thế cho các vũ khí đó, để rồi bị Hoa Kỳ và Liên Âu trừng phạt, phần lớn còn tùy thuộc vào chuyện cuộc chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài bao lâu và chuyện các nước Tây Phương sẽ tiếp tục trừng phạt kinh tế nước Nga cho tới bao giờ.

Trong trường hợp của Việt Nam, Giáo Sư Thayer cho rằng quốc gia này có thể chọn ba giải pháp.

Một là tìm mua các món đồ phụ tùng đó từ các nước đang muốn thay thế võ khí Nga bằng võ khí của các nước khác, như của Pháp và Đức chẳng hạn.

Hai là họ cũng có thể cùng Nga đồng sản xuất các món võ khí và trang thiết bị do Nga chế tạo.

Thứ ba là họ cũng có thể quay sang Ấn Độ, nước đang được coi là nhà sản xuất và cung cấp võ khí có hạng tại Á Châu, để mua những thứ hàng hoá quân sự mà không phải sợ làm mích lòng cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.