Vì sao Slovakia trừng phạt Việt Nam nặng hơn cả Đức?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rõ ràng là vòng quay của bánh xe lịch sử đã cố ý chơi khăm chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc: chẵn một năm sau thời điểm Chính phủ Đức tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam bởi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một quốc gia khác nằm trong khối Liên minh châu Âu là Slovakia còn trừng phạt mạnh tay hơn cả thế: tạm ngừng quan hệ với Việt Nam!

Đóng băng quan hệ!

“Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam (VOA).

Điều trớ trêu là nếu có thời Đức còn bị giới quan chức Việt Nam xem là ‘tư bản phương Tây’ và ‘theo đuôi Mỹ’, thì Slovakia lại luôn được Hà Nội khen tặng danh hiệu ‘đối tác thân thiện’ hoặc ‘đối tác tin cậy’ của Việt Nam, trong đó hàm ý nguồn gốc xuất thân của Slovakia từ ‘khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em’, tức Tiệp Khắc ở Đông Âu, trước khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1990.

Nhưng bước sang thế kỷ 21 và vào lúc này đây, ngay cả quá khứ được xem là khắng khít về ý thức hệ cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Bạn sẽ nghĩ sao nếu bạn bị một kẻ nào đó lợi dụng bạn để lén lút giấu một nạn nhân bị bắt cóc ngay trong nhà bạn?

Chính phủ và cả thể diện quốc gia Slovakia đã trở thành nạn nhân thứ hai – bị lợi dụng như thế. Chính sự thật khó tưởng tượng đó – nhưng từ đầu tháng Tám năm 2018 đến nay đã được các cơ quan cảnh sát và công tố của Slovakia phối hợp với Đức tìm ra nhiều bằng chứng về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ qua sân bay Bratislava của Slovakia vào tháng Bảy năm 2017 – đã khiến Quốc hội Slovakia thực sự công phẫn và lên án, gây áp lực đủ mạnh đối với chính phủ của Thủ tướng Peter Pellegrini để phải có những biện pháp ngoại giao đủ nghiêm khắc đối với những kẻ bắt cóc, cho dù vào tháng Năm năm 2018 ông Peter Pellegrini còn lắc đầu với báo chí quốc tế trước câu hỏi Slolvakia có dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng sau hai tháng điều tra của cảnh sát và công tố Skovakia, đến đầu tháng Mười năm 2018 Thủ tướng Peter Pellegrini đã lần đầu tiên tuyên bố “Việt Nam sẽ nhận lãnh các hậu quả về ngoại giao do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra”(báo Pravda.sk ngày 2/10/2018).

Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Nếu thật sự Slovakia đã bị lợi dụng và phái đoàn Việt Nam đã lạm dụng một chuyến thăm để đưa một công dân của mình từ Slovakia ra khỏi khu vực Schengen – ra ngoài khối Liên minh châu Âu, thì sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng mà Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia đã thông báo. Và chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh đối với Việt Nam, bởi vì không thể tưởng tượng được rằng một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) có thể thực hiện các hoạt động như vậy tại một nước thành viên của EU, một nước thành viên của khối NATO [khối quân sự Bắc Đại Tây Dương]” – Thủ tướng Pellegrini tuyên bố.

Nhưng với hàng triệu người đang hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của một chế độ Việt Nam dung dưỡng cho nạn tham nhũng kinh hoàng từ trên xuống dưới và đàn áp hầu hết tiếng nói và hành động phản ứng về tình trạng bất công ấy, và đặc biệt là với hàng trăm người hoạt động nhân quyền mà mỗi người đã phải chịu cảnh bị công an mặc thường phục bắt cóc ít ra vài ba lần, chẳng có gì là khó tưởng tượng.

Giới hạn của sự kiên nhẫn

“Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…” – tờ Frankfurter Allgemeine Zeitungn của Đức mô tả như thế trong một bài báo tường thuật vào ngày 3/8/2018. Đó là một phát giác mới: chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

Trong khi đó, vụ Tòa án Thượng thẩm Berlin ở Đức đưa ra xử vụ án Nguyễn Hải Long tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm dày hẳn hồ sơ chứng cứ của vụ này: để được hưởng mức án giảm nhẹ chỉ còn 3 năm 10 tháng tù giam, Nguyễn Hải Long đã khai sạch toàn bộ các ‘đạo diễn’ và ‘diễn viên’ Việt Nam đã tổ chức và thực hiện vụ bắt cóc Thanh tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017.

Nhưng cũng như người Đức, chính phủ và Bộ Ngoại giao Slovakia đã khá kiên nhẫn để chờ câu trả lời từ Bộ Chính trị và chính phủ Việt Nam về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’ cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Song từ tháng Năm đến cuối tháng Bảy năm 2018, đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh đã chỉ một mực “Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt tại Slovakia” – lối thanh minh được quy chiếu bởi phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam về ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’.

Đến lúc đó, Slovakia bắt đầu mất dần kiên nhẫn.

Sau khi báo chí Đức và Slovakia tung loạt bài điều tra về thực chất Trịnh Xuân Thanh đã bị ‘vận chuyển’ qua sân bay Bratislava, đến tháng chín năm 2018 Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã tuyên bố không bổ nhiệm đại diện ngoại giao của Slovakia tại Hà Nội – hành động phản ứng cứng rắn đầu tiên và làm tiền đề cho hậu quả ‘tạm ngừng quan hệ với Việt Nam’ sẽ xảy ra chỉ một tháng sau đó.

Còn sau khi Ngoại trưởng Miroslav Lajcak một lần nữa hối thúc Việt Nam phải trả lời vụ Trịnh Xuân Thanh trong cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York vào cuối tháng Chín năm 2018, cho đến nay “Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây” – theo lời phát ngôn viên Gandel của Slovakia.

“Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có hành động ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam ngay khi những nghi ngờ nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt được xác nhận đầy đủ và chính thức”, TASR dẫn lời ông Gandel nói.

Đã có một điểm tương đồng đặc biệt trong cơn địa chấn mang tên Trịnh Xuân Thanh: cả hai cơ quan cảnh sát Đức và Slovakia đều tạm kết thúc giai đoạn đầu tiên về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong vòng khoảng 2 tháng, tuy khác nhau về thời gian. Với người Đức là từ tháng Tám đến tháng Mười năm 2017, còn với Slovakia là từ tháng Tám đến tháng Mười năm 2018.

Sau 2 tháng điều tra, Viện Công tố Slovakia đã ra quyết định bắt đầu tiến hành truy tố hình sự (khởi tố) về vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Hai cảnh sát (hộ tống phái đoàn công an cấp cao do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu) đã khai với cơ quan điều tra Slovakia rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

Quyết định bắt đầu tiến hành truy tố hình sự (khởi tố) về vụ án ‘dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen’ của Viện Công tố Slovakia cho thấy vụ Trịnh Xuân Thanh đã không thể chìm xuồng ở Slovakia theo cách mà giới chóp bu Việt Nam hết sức mong muốn.

Một số thông tin cho biết trước đó đã có những ‘vận động’ từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam và cả những hứa hẹn ‘sẽ tạo môi trường thuận lợi về đầu tư và thương mại ở Việt Nam cho Slovakia’, nhưng đã không được chính phủ của Thủ tướng Peter Pellegrini hồi đáp.

Quyết định khởi tố vụ án Trịnh Xuân Thanh của Viện Công tố Slovakia cũng cho thấy quan điểm của những lãnh đạo cấp cao nước này là lạnh lẽo và cứng rắn hơn nhiều so với những gì thể hiện trước đó với giới chóp bu Việt Nam, và chiều hướng của ngành tư pháp Slovakia là rất có thể sẽ dẫn tới một phiên tòa lớn để xét xử những quan chức Slovakia dính líu đến vụ ‘tiếp tay cho bắt cóc’, theo cách mà Tòa án Thượng thẩm Berlin vào tháng Tư năm 2018 đã mở phiên tòa xử Nguyễn Hải Long.

Những giả thiết về kịch bản chế tài ngoại giao của Slovakia đối với Việt Nam – như ‘hạ cấp ngoại giao’, triệu hồi đại sứ của Slovakia về nước (hiện tại chỉ là Đại biện lâm thời), và tuyên bố trục xuất Đại sứ của Việt Nam tại Slovakia về nước – té ra là không xa sự thật. Nhưng với tuyên bố ‘tạm ngừng quan hệ với Việt Nam’, Slovakia còn trừng phạt nặng nề hơn cả thế.

Sự kiên nhẫn đã chạm vào giới hạn cuối cùng của nó.

Sự thể cay đắng và quá bỉ mặt đối với giới chóp bu Việt Nam là động tác trừng phạt của Slovakia lại xảy ra đúng vào thời gian Việt Nam đang rất kỳ vọng rằng EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- châu Âu) sẽ được Hội đồng châu Âu chấp thuận cho Ủy ban châu Âu chính thức ký kết vào cuối năm 2018.

Nhưng với tốc độ lan truyền chóng mặt của cơn địa chấn mang tên Trịnh Xuân Thanh từ Đức sang Slovakia và lan ra cả Pháp, Ba Lan, Nga…, chẳng có gì chắc chắn là Nghị viện châu Âu – mà các nghị viện Đức, Pháp, Slovakia, Ba Lan đều là những thành viên – sẽ dễ dàng phê chuẩn EVFTA cho dù hiệp định này có được ký chăng nữa.

Nguo^`n: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.