Vì sao thành phố Nha Trang bị tàn phá vô tội vạ?

Núi Chín Khúc xã Vĩnh Thái, Nha Trang bị cày xới tan hoang làm dự án làng biệt thự, khu đô thị, v.v. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên Câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Thế nhưng, thay vì cần phải được bảo vệ, gìn giữ những cảnh quan đẹp mà thiên nhiên ban tặng, nhà cầm quyền Khánh Hòa lại cấu kết với các tập đoàn xây dựng “xà xẻo” mảnh đất này.

Danh lam – thắng cảnh Nha Trang đang bị băm nát bởi hàng loạt dự án. Sự phát triển mạnh mẽ về du lịch đã kéo theo các tập đoàn bất động sản đổ về đây. Với sự tiếp tay của quan chức các cấp trong Thành phố, hàng loạt dự án khách sạn, nghỉ dưỡng theo đó mọc lên khắp nơi. Đặc biệt Vịnh Nha Trang bị san lấp, xâm lấn, nhiều doanh nghiệp còn đổ xô bạt núi, xẻ đường lên đỉnh các ngọn đồi để xây biệt thự, resort…

Vốn dĩ Nha Trang là khu vực có nền địa chất yếu, nay lại phải gồng gánh hàng loạt dự án xây dựng được triển khai với tốc độ ngày càng nhanh và dữ dội hơn, khiến cho nơi đây bị mất khả năng chống đỡ, dẫn đến lở núi, gây nên những thảm họa đối với người dân.

Vừa qua, người dân thuộc phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang đã chưa hết bàng hoàng trước hậu quả thảm khốc xảy ra vào sáng 18/11/2018. Chỉ sau một trận mưa trút xuống khu vực này, đất đá từ các triền núi, sườn đồi đổ xuống, vùi lấp nhà cửa, đường sá, đã khiến 13 người chết, 23 người bị thương.

Trong đó, chỉ riêng hồ nước trên dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú vỡ, đã tạo thành trận lũ quét xuống khu dân cư, khiến 4 người chết, 9 ngôi nhà bị san phẳng. Tuy nhiên, phải đến lúc này, người dân mới giật mình khi dự án xây dựng trên không phép 7 năm mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt.

Thực tế, nhiều năm qua, giới lãnh đạo Nha Trang đã làm ngơ cho các hoạt động xây dựng vô tội vạ. Có thể kể những cái tên như dự án Haborizon Nha Trang, và dự án khu biệt thự Nha Trang Sea Park, đây là những dự án gây xảy ra sạt lở uy hiếp người dân xã Vĩnh Thái. Hay như dự án biệt thự đồi Marina Hill ở xã Vĩnh Ngọc, uy hiếp khiến 18 hộ, với gần 100 người dân phải sơ tán khẩn cấp vì bức tường kè chắn dự án cao 12 mét đang nứt vỡ.

Đó là chưa kể đến các công trình được nhà cầm quyền tỉnh này cấp phép bừa bãi. Theo thống kê của Sở Xây dựng Khánh Hòa, địa phương này hiện có 7 dự án đang thi công và gần 20 dự án được chấp nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng trên núi, đồi. Hiện một số chủ đầu tư đang san ủi, bạt núi, chặt cây làm dự án tạo ra một khung cảnh nham nhở.

Điều đáng nói là, theo phản ánh của người dân địa phương, khi các dự án bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu hư hại như nứt, vỡ, hàng chục người dân đã viết đơn gửi chính quyền nhưng doanh nghiệp không bị xử lý. Mãi đến gần đây, sau hàng loạt tai nạn xảy ra, báo chí và dư luận lên tiếng, nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hòa mới đi kiểm tra và phát hiện sai phạm.

Điều đáng ngạc nhiên hơn, mặc dù một số dự án đã được Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa kết luận là sai phạm, nhưng vẫn tồn tại và tiến độ xây dựng diễn ra khá chóng vánh, công khai và bất chấp những chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận và làm ngơ của chính quyền.

Có tận mắt chứng kiến, mới thấy hết được danh thắng Nha Trang đang bị xâm hại vô tội vạ khủng khiếp đến mức nào. Cả thành phố này giờ đây như một đại công trường với các công trình xây dựng nham nhở. Rõ ràng quy hoạch thiển cận và lòng tham của giới chức lãnh đạo đã khiến Nha Trang bị tổn thương đến mức không thể bù đắp, và đẩy thành phố này trở thành nơi gieo rắc chết chóc cho người dân. Tuy nhiên đến nay, sau biết bao thiệt hại về tính mạng, tài sản và cảnh quan, vẫn không có quan chức nào bị truy cứu trách nhiệm.

Thành phố Nha Trang đang nát bét vì lỗi quy hoạch của giới chức lãnh đạo. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt. Dư luận mới đây ồn ào về việc có hàng loạt dự án biệt thự kiên cố trị giá triệu USD xây dựng giữa rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội. Những công trình này ngang nhiên “xẻ thịt” tan hoang khu rừng phòng hộ mà không có sự can thiệp của chính quyền. Trong khi đúng ra theo luật pháp, thì nơi đây phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đáng buồn hơn, thực trạng này đang diễn ra tại hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Có thể điểm qua hàng loạt cái tên đang ngày đêm tàn phá đất nước như: Nhà máy gang thép Formosa, nhiệt điện Vĩnh Tân, boxit Tây Nguyên, nhà máy giấy Lee&Man… Vì tiền mà quan chức cộng sản tại các địa phương sẵn sàng cấp phép cho các dự án, bất chấp hậu quả là xã hội bất ổn, dân bị chết oan ức, hạ tầng rạn vỡ, môi trường, hệ sinh thái suy sụp…

Hình ảnh ở Nha Trang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Hậu Giang, … chỉ là tiêu biểu của một phần đất nước mà 94 triệu dân đang phải sống dưới tệ nạn tham ô ở mọi cấp và cách biệt giàu nghèo của xã hội. Nơi mà những kẻ có tiền là mua được quyền phá núi, phá sông, xây dựng công trình tùy ý. Đây là biểu hiện một tình trạng phát triển vô lối với khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn của xã hội độc tài đảng trị tạo nên.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.