Posts

Ông Tô Lâm (trái) tặng hoa cho ông Võ Văn Thưởng khi ông này tham gia đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 vào tháng Sáu, 2023. Ảnh: chinhphu.vn

Đấu đá cung đình CSVN: Thưởng xuống, Lâm lên!

Vở tuồng nhiều hồi một cảnh về thay đổi nhân sự chóp bu do đảng CSVN dàn dựng đang được diễn lại, mà theo đồn đãi mấy ngày qua, ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước “đã bị cưa ghế.”

Những lúc như thế này, người dân mới thấm thía rằng, trong một nước mà nhà cầm quyền luôn rêu rao “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì người dân chỉ là những khán giả bất đắc dĩ cho một gánh hát bội, diễn đi diễn lại từ năm này qua năm khác một vở tuồng có nhiều hồi nhưng chỉ có một cảnh và các diễn viên nói năng bộ dạng y hệt như nhau.

Ảnh minh họa: (chụp từ báo Thanh Niên) Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ chủ tịch nước sáng ngày 2/3/2023, tức cách nay 1 năm

Việt Nam: Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức

Theo báo chí trong nước, hôm nay, 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đã “đồng ý để Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ” trong đảng và nhà nước.

Trong những ngày qua, đã có nhiều tin đồn về việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ buộc phải từ chức. Quyết định của Trung ương đảng sẽ được Quốc Hội chính thức hóa trong một phiên họp bất thường bàn về “công tác  nhân sự” vào ngày mai, 21/03.

Ông Võ Văn Thưởng (phải) tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao chức vụ chủ tịch nước cho ông ta, tháng 2/2023. Ảnh minh họa: Chính phủ Việt Nam

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam.

Tiếng Việt trước và sau năm 1975. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Tiếng Việt thời nay

Tiếng Việt ngày nay rất ư là hỗn tạp và phức tạp. Hỗn tạp là thứ lai căng (như ‘tuổi teen’), và phức tạp là làm cho tối nghĩa (ví dụ như ‘một cá thể trâu’). Mới đây còn có ‘topping’ nữa chứ! Loại tiếng Việt này làm đau đầu những người thuộc thế hệ tôi, và làm nhói tim những ai còn quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?

Nga đe dọa thế giới, không chỉ Ukraine. Ảnh: The Economist/ Getty Images

Nga lừa đảo đe dọa thế giới, không chỉ Ukraine

Tham vọng của Putin đặt ra mối đe dọa lâu dài vượt xa Ukraine. Putin sẽ gieo rắc xung đột ở Châu Phi và Trung Đông, làm tê liệt Liên Hiệp Quốc và đưa vũ khí hạt nhân vào không gian.

Phương Tây cần một chiến lược dài hạn đối với một nước Nga bất hảo, chiến lược này sẽ đi xa hơn là giúp đỡ Ukraine. Hiện tại hoàn toàn không và vì thế chúng ta cần có. Nó [phương Tây] cũng cần chứng tỏ rằng kẻ thù của nó là Putin chứ không phải 143 triệu người dân Nga.

Quang cảnh buổi cơm gây quỹ nhằm hỗ trợ các Tù nhân Lương tâm và gia đình nhân dịp Xuân về do Cơ sở Việt Tân Paris tổ chức hôm 3/3/2024

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 11 – 17/3/2024

Nội dung:

– Hội Tết tại Recklinghausen, Đức nhớ về Hoàng Sa;
– Việt Tân Paris tổ chức buổi cơm gây quỹ “Ước nguyện đầu Xuân;”
– Buổi Hội ngộ Tân niên Mừng Xuân Giáp Thìn của thân hữu Việt Tân tại Stockton, Hoa Kỳ;
– Diễn đàn Ước Mơ Canh Tân thực hiện hội luận với chủ đề “Canh Tân Việt Nam là gì?”

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Ảnh minh họa: AMIT/ CSIS

Thảm sát Gạc Ma năm 1988: Bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên Biển Đông

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: Lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam?

Ảnh minh họa: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà

Tìm một lối thoát cho cuộc tranh đấu ở Việt Nam

Vào cuối năm 2023, một bài báo trên RFA làm tôi chú ý, có tựa đề: ‘Đàn áp’ làm giới bất đồng chính kiến im lặng về chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình.

…Nếu những ai đã “quen mắt” với những hình ảnh xuống đường rầm rộ với những biểu ngữ phong phú vào những năm 2015-2016, hẳn sẽ khó chấp nhận nỗi thực tế này. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vì sao phong trào dân chủ ở Việt Nam có thể sớm lụi tàn như vậy? Và, tương lai của Việt Nam sẽ ra sao?